thời gian các cháu được hỗ trợ tối đa là 9 tháng/năm học và thực hiện chi hỗ trợ 2 lần trong năm. Phương thức chi hỗ trợ tùy thuộc vào các loại hình trường mầm non. đối với các cơ sở mầm non công lập thì các trường chịu trách nhiệm thực hiện việc chi trả; còn các cơ sở mầm non ngoài công lập thì Phòng Giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thực hiện việc chi trả. Tùy vào thực tế quản lý và cách tổ chức bữa ăn trưa của từng đơn vị, ban giám hiệu các trường thống nhất với phụ huynh để chọn một trong hai phương thức là chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ hoặc giữ lại để lo bữa ăn trưa cho trẻ.
|
Các cháu trường Mẫu giáo thị trấn Ea T’ling (Chư Jút) trong bữa ăn trưa ở trường Ảnh: Quang Quảng |
Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục và đào tạo thì từ đầu năm học đến nay, toàn tỉnh đã có 8.677 cháu được hỗ trợ tiền ăn trưa theo tinh thần Quyết định này; trong đó, có 7.899 cháu học ở các trường công lập, với tổng số tiền đã hỗ trợ là trên 9,3 tọ· đồng. Các địa phương có số trẻ được hỗ trợ nhiều là huyện đắk Mil: 1.885 cháu, với trên 2 tọ· đồng; huyện Chư Jút có 1.364 cháu, với trên 1,4 tọ· đồng; huyện Krông Nô có 1.258 cháu, với trên 1,3 tọ· đồng…Chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mầm non 5 tuổi thực sự giúp cho không ít người dân, nhất là ở vùng khó khăn có thêm điều kiện lo cho con em mình được đến trường đàng hoàng. Chị Phạm Thị Quyên, ở xã Buôn Choáh (Krông Nô) tâm sự: "Năm nay, đứa con lớn của tôi lên 5 tuổi đang học mẫu giáo, được hỗ trợ thêm mỗi tháng 120.000 đồng tiền ăn trưa nên gia đình rất phấn khởi. Bữa ăn của con có thêm nhiều thức ăn dinh dưỡng hơn nên không còn lo về nguy cơ bị suy dinh dưỡng như trước đây nữa". Còn chị Phan Thị Thúy, một hộ nghèo ở xã đắk Búk So (Tuy đức) thì cho biết: "Năm ngoái, ba đứa con của tôi đều được hưởng chính sách hỗ trợ tiền học phí nên dù gia đình khó khăn cũng tạo mọi điều kiện cho các con đi học. Năm nay, đứa con út của tôi đang học mẫu giáo cũng được hưởng thêm chế độ hỗ trợ tiền ăn trưa nữa nên vợ chồng tôi rất vui. được hỗ trợ bữa ăn trưa hàng tháng như vậy, tôi đã để con ở lại buổi trưa ở trường, không phải đón về như trước đây nữa, vừa đảm bảo được sức khọe, vừa có thêm thời gian để lo công việc gia đình".
Theo bà đào Thị Phúc, Trưởng Phòng giáo dục mầm non Sở Giáo dục và đào tạo thì ở các xã vùng khó khăn, nhất là thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì một số nhiệm vụ năm học của bậc mầm non khi triển khai còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhất định. Nguyên nhân chính là do thu nhập của các hộ dân ở khu vực này còn thấp nên việc đóng góp của cha mẹ để duy trì bữa ăn trưa tại trường cho trẻ không thực hiện được. Chính vì vậy, chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mầm non 5 tuổi là động lực quan trọng để ngành có thể thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục mầm non. Khi có sự hỗ trợ ăn trưa, việc huy động trẻ đến trường sẽ thuận lợi hơn, tọ· lệ trẻ suy dinh dưỡng sẽ giảm được đáng kể...