Hai bên đã thống nhất cắm trên toàn tuyến biên giới 314 vị trí, với 371 mốc, gồm 268 mốc đơn, 35 mốc đôi, 11 mốc đại. Tính từ khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ PGCM biên giới Việt Nam - Campuchia, đến nay, hai bên đã xác định được 231 vị trí/ 281 cột mốc; đồng thời đã xây dựng xong 212 vị trí/ 255 cột mốc và phân giới được khoảng 392 km đường biên giới. Riêng giữa 2 tỉnh đắk Nông (Việt Nam) và Mundulkiri (Campuchia) có khoảng 130 km đường biên giới. đến thời điểm này, trên đoạn biên giới giữa 2 tỉnh đã tiến hành xây dựng xong 8 vị trí, với 16 cột mốc, gồm các mốc từ 48, tiếp giáp tỉnh đắk Lắk đến mốc số 55 thuộc địa bàn huyện Tuy đức, có chiều dài khoảng 110 km. Hiện nay, còn khoảng 20 km biên giới giữa hai tỉnh chưa thống nhất được để PGCM. Trong thời gian tới, 2 đội PGCM của 2 nước sẽ tổ chức phân giới đoạn biên giới còn lại để hoàn thành việc cắm mốc...
|
Hai đội phân giới cắm mốc Việt Nam - Campuchia tiến hành định vị mốc 50 đoạn biên giới đắk Nông - Muldulkiri |
Như vậy, hiện nay, tất cả 10 tỉnh trên toàn tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia đã có mốc cắm tại hầu hết các vị trí quan trọng, hình thành một đường biên trên thực địa, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý biên giới, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội hai nước. Về quản lý biên giới, ở những nơi đã PGCM thì quản lý theo kết quả đạt được giữa 2 bên; những nơi chưa PGCM thì hai bên tiếp tục quản lý như hiện trạng. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức PGCM cũng phát sinh một số khó khăn, hạn chế như: khí hậu khu vực biên giới Việt Nam- Campuchia mùa mưa thưọng kéo dài khoảng 6-7 tháng, nên mỗi năm chỉ có thể triển khai làm ở thực địa 4-5 tháng trong mùa khô nên tiến độ chậm. đưọng biên giới giữa 2 nước có đến 70% đi theo địa hình bằng phẳng, liên quan nhiều đến tình hình quản lý thực tế biên giới, trong điều kiện xen canh, xen cư. Vì vậy, việc giải quyết vấn đề ổn định dân cư, canh tác của người dân trong quá trình PGCM cũng hết sức phức tạp...
Trên cơ sở những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, theo Ban Tuyên giáo Trung ương, trong thời gian tới, cả hệ thống chính trị và nhất là các cơ quan thông tin, báo chí tiếp tục tăng cưọng, đẩy mạnh việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của đảng và Nhà nước đến cán bộ, nhân dân vùng biên giới để nâng cao nhận thức, chung sức cùng các cơ quan chức năng đẩy nhanh công tác PGCM. Việc nắm chắc tình hình quan hệ giữa 2 đảng và 2 Nhà nước để tăng cưọng tuyên truyền theo hướng thúc đẩy tình hữu nghị, láng giềng thân thiết. Cùng với đó, việc tuyên truyền lịch sử hình thành biên giới giữa hai nước để bác bọ các luận điệu và quan điểm sai trái cũng như kiên quyết đấu tranh với các hoạt động thù địch, chống phá tiến trình PGCM, nhất là chống lại những luận điệu xuyên tạc lịch sử của các đảng phái không thiện chí cần phải được tăng cưọng hơn nữa. Công tác đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân cần tiếp tục thực hiện tốt nhằm trao đổi, thống nhất, nắm tình hình chung liên quan đến bảo vệ chủ quyền biên giới cũng như xây dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa nhân dân hai bên với nhau, tạo môi trường thuận lợi để triển khai kế hoạch PGCM. Cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương thưọng xuyên quan tâm, nắm bắt diễn biến tâm lý, đọi sống của người dân để động viên, khuyến khích nhân dân hai bên thực hiện nghiêm hiệp định, quy chế biên giới, tham gia cùng bộ đội biên phòng trong việc gìn giữ, bảo vệ an ninh biên giới, bảo vệ đường biên, cột mốc cũng như kiên quyết chống lại luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam- Campuchia. đặc biệt, việc xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với đồng bào các dân tộc thiểu số như Êđê, M’nông, Khơ me… là hết sức cần thiết.
Với sự nỗ lực vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, là cơ sở để đến cuối năm 2012, Việt Nam và Campuchia hoàn thành toàn bộ công tác PGCM biên giới đất liền giữa hai bên.