Kinh tế đình trệ, chưa rơi vào giảm phát

Chủ nhật - 01/07/2012 08:54 1.465 0

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang trong xu hướng tăng thấp, thậm chí còn giảm về mức âm trong tháng 6/2012, nhưng Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê khẳng định, chưa thể nói nền kinh tế đang rơi vào giảm phát.

 

Kinh tế đình trệ, chưa rơi v� o giảm phát

Dệt may là một trong những ngành có lượng hàng tồn kho lớn trong 6 tháng đầu năm

Tăng trưởng nhích nhẹ, hàng tồn kho lớn

Báo cáo kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2012 ước tính tăng 4,38% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó quý I tăng 4%, quý II tăng 4,66%.

Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế sáu tháng đầu năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,81%, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,81%, đóng góp 1,55 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,57%, đóng góp 2,35 điểm phần trăm.

Ông Nguyễn Bằng Lâm - Phó tổng cục trưởng Tổng cục thống kê nhìn nhận, mức tăng trưởng cả 3 khu vực 6 tháng đầu năm nay đều thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2011 (lần lượt là 3,89%, 5,78% và 6,21%). Trong tổng sản phẩm trong nước 6 tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 22,13%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 40,26%; khu vực dịch vụ chiếm 37,61%.

"Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm nay đạt mức thấp do nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất công nghiệp chiếm tọ· trọng lớn nhưng kết quả tăng thấp" - ông Lâm đánh giá.

Tuy nhiên, từ quý II nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt đối với khu vực công nghiệp và xây dựng: giá trị tăng thêm của khu vực này quý I năm nay chỉ tăng 2,94% so với cùng kỳ năm trước, sang quý II đã tăng lên 4,52%, trong đó công nghiệp tăng từ 4,03% lên 5,4%.

Nhưng bài toán nan giải nhất mà cơ quan thống kê nêu ra trong báo cáo lần này, là tình trạng hàng tồn kho của DN dù đã giảm dần từ tháng 3 tới nay nhưng vẫn ở mức cao. Tới thời điểm 1/6/2012, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến tăng 26% so với cùng thời điểm năm trước (15,9%).

Tuy vậy, theo ông Phạm đình Thuý - Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp, hàng hoá tồn kho vẫn tăng ở mức cao nhưng đã có xu hướng tích cực trong vài tháng gần đây. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số tồn kho tháng 3 là 34,9%; tháng 4 là 32,1%; tháng 5 là 29,4% và tháng 6 là 26%.

Những ngành có chỉ số tồn kho tiếp tục tăng cao có sản xuất giấy nhăn và bao bì tăng 130%; sản xuất xe có động cơ tăng 116,7%; chế biến và bảo quản rau quả tăng 113,3%; chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 30,5%; sản xuất xi măng tăng 29,3%.

"Hàng tồn kho lớn chứng tọ tình trạng sức khọe của DN vẫn chưa được cải thiện, dù một loạt chính sách miễn, giảm thuế đã được đưa ra" - ông Thúy đánh giá.

đình trệ chứ chưa giảm phát

Phủ nhận lo ngại nền kinh tế đang rơi vào trạng thái giảm phát do CPI giảm quá nhanh, mạnh, ông đỗ Thức cho rằng, nếu chỉ nhìn vào CPI tháng 6 âm thì không thể khẳng định như vậy. "6 tháng đầu năm kinh tế rơi vào đình trệ, chứ chưa thể nói giảm phát hay không. Vì nếu giảm phát thì CPI phải âm liên tục trong nhiều tháng, nhưng hiện tại CPI mới chỉ giảm âm trong tháng 6" - người đứng đầu cơ quan thống kê nhấn mạnh.

Cũng cho rằng chưa nên vội vã đề cập tới chuyện kinh tế đang giảm phát hay thiểu phát, ông Nguyễn đức Thắng - Vụ trưởng Vụ Giá (Tổng cục Thống kê) thẳng thắn, so với mục tiêu chung kiềm chế lạm phát ở mức một con số trong năm 2012 và xét trong tương quan giữa nhiều yếu tố đang "nhăm nhe" tăng giá, thì chỉ số CPI giảm mạnh trong tháng 6 lại là tín hiệu mừng. "thời gian tới, CPI vẫn sẽ ở mức thấp nhưng đến cuối năm, lạm phát cả năm dự kiến vào khoảng 6-7%" - ông Thắng nói.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là diễn biến CPI hiện nay đang lặp lại kịch bản của năm 2009, nghĩa là sau một chu kỳ tăng cao (2010 -2011), CPI lại đang giảm nhiệt rất nhanh. Lạm phát có quan hệ chặt chẽ với cung tiền, vòng quay của tiền và tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, lạm phát cả năm phụ thuộc nhiều vào chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong thời gian tới. "Chu kỳ 2 năm tăng - 1 năm giảm của CPI đang lặp lại, đòi họi sự phối hợp hài hòa hơn giữa chính sách tài khóa và tiền tệ" - ông Thức lưu ý.

Dẫn lại số số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, ông Hà Quang Tuyến - Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) cho biết, đến cuối tháng 6 tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng gần 7% so cuối năm 2011 và cao hơn GDP theo giá hiện hành. Như vậy, cung tiền nhiều hơn hàng hóa. Về nguyên lý thì lạm phát phải có chiều hướng tăng nhưng ngược lại, lạm phát thực tế xuống rất nhanh trong thời gian qua và tháng 6 đã giảm 0,26% so tháng 5/2012.

Nguyên nhân là do tổng cầu của nền kinh tế có mức tăng thấp hoặc suy giảm nên dù M2 lớn và tăng nhanh nhưng chưa đến được với sản xuất và đọi sống dân cư. Ngoài ra, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng ước tính đạt 1137,4 nghìn tọ· đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 6,5%. đây là yếu tố chính làm chỉ số CPI giảm.

Thẳng thắn hơn, theo Tổng cục trưởng đỗ Thức, việc tổng phương tiện thanh toán gấp nhiều lần mức tăng GDP thì chứng tọ vòng quay của tiền của nền kinh tế đang rất chậm. Dù không mong muốn sẽ có một gói kích cầu tương tự như năm 2009, nhưng với tốc độ quay dòng tiền đang "ì ạch", nếu không xử lý khéo và sử dụng liều lượng hợp lý rất có thể nền kinh tế sẽ rơi van chu kỳ "2 năm lạm phát cao, 1 năm suy giảm".

Theo dự báo của lãnh đạo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng cả năm 2012 sẽ ở mức khoảng 5,4-5,7%, cùng với đó lạm phát sẽ ở mức 6-8%.

Thu Hoài

Nguồn tin: infonet.vn

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay1,416
  • Tháng hiện tại70,126
  • Tổng lượt truy cập41,354,326
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây