Lãi "khủng" ngân hàng có đúng?

Thứ ba - 26/06/2012 21:33 1.476 0
Theo Cơ quan thanh tra giám sát, ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước -NHNN) nếu nói toàn hệ thống TCTD đang lãi "khủng" là không hoàn toàn xác đáng.

 

Lợi nhuận sau thuế năm 2011 của toàn hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tăng 15,1% so với năm 2010, thấp hơn tốc độ tăng của các năm trước, trong đó có gần 50% các TCTD có lợi nhuận giảm so với 2010.

Do đó, theo Cơ quan thanh tra giám sát, ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước -NHNN) nếu nói toàn hệ thống TCTD đang lãi "khủng" là không hoàn toàn xác đáng.

Lãi `khủng` ngân h� ng có đúng?

Cơ quan thanh tra, giám sát NHNN cho rằng, lợi nhuận sau thuế của các TCTD năm 2011 thấp hơn nhiều so với các năm trước đó


Cơ quan này cũng cho rằng, mức lợi nhuận của ngành NH chỉ ở mức trung bình và thấp hơn năm trước. Lợi nhuận của năm 2011 tăng 15,1% so với năm 2010, trong khi tốc độ tăng vốn chủ sở hữu 22,85% và tốc độ tăng quy mô tài sản có 18,55%.

Trong khi phần lớn các TCTD hoạt động kinh doanh ổn định, an toàn, có hiệu quả nhưng vẫn còn hơn 10% số lượng các TCTD vì nhiều lý do, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ.

Hai chỉ số quan trọng nhất phản ánh hiệu quả kinh doanh và tọ· suất sinh lời của các TCTD là chỉ số ROA (lợi nhuận so với tổng tài sản) và ROE (lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu) năm 2011 ở mức thấp hơn năm 2010: ROA đạt 1,09% và ROE đạt 11,86%, các chỉ số này của năm 2010 (lần lượt là 1,29% và 14,56%); So sánh 2 chỉ số này của ngành NH với 10 ngành khác của nền kinh tế theo thống kê theo phân ngành cấp 1 các doanh nghiệp (DN) niêm yết cho thấy ROE ở mức trung bình (thứ 6/10) và ROA ở mức thấp nhất. (trong khi chỉ số ROE của các NH khu vực đông Nam Á là từ 14%-15% và thế giới thưọng ở mức 17%.

Bên cạnh đó, hiện có sự chênh lệch lớn về lợi nhuận ngay trong hệ thống các TCTD khi lợi nhuận của hệ thống tăng chủ yếu do sự tăng trưởng của một số NH có quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu lớn, có năng lực điều hành và quản trị rủi ro tốt, hoạt động an toàn, hiệu quả. Trong khi nhiều TCTD thuộc nhóm có quy mô nhọ, quản trị điều hành yếu kém, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường nên thưọng phải huy động với lãi suất cao cộng với nợ xấu gia tăng mạnh nên đã có kết quả kinh doanh rất thấp, thậm chí lỗ lớn trong năm 2011.

Tại thời điểm 31/12/2011 số liệu lợi nhuận của các TCTD chưa phản ánh đầy đủ các chi phí của TCTD. Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của NHNN được thực hiện theo quý, riêng đối với quý IV, trong thời hạn làm việc 15 ngày của tháng 12. Do đó, phần chi phí tại thời điểm 31/12/2011 chưa thể hiện đầy đủ số dự phòng rủi ro phải thực hiện trong cả năm.

Tọ· lệ nợ xấu của các TCTD cũng liên tục tăng, thể hiện rõ qua kết quả kinh doanh của hệ thống các TCTD những tháng đầu năm 2012 có xu hướng giảm sút. Cụ thể: chênh lệch thu nhập - chi phí lũy kế đến 30/4/2012 của toàn hệ thống TCTD chỉ đạt ở mức rất thấp và giảm trên 50% so với cùng kỳ năm 2011 trong đó, riêng tháng 4, toàn hệ thống có chênh lệch thu chi âm.

Các khoản nợ được phân loại, trích lập dự phòng rủi ro mới chỉ bao gồm các khoản cấp tín dụng, trong khi nhiều tài sản tiềm ẩn rủi ro tín dụng khác như các khoản đầu tư vào trái phiếu DN... lại chưa được phân loại và trích lập dự phòng.

Quy định hiện hành về phân loại tài sản có và trích lập dự phòng cho phép khấu trừ giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản khi trích dự phòng là 50%. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường bất động sản biến động mạnh và suy giảm liên tục trong thời gian qua dẫn đến việc trích lập dự phòng cho các khoản dư nợ cho vay chưa sát với thực tế.

Ngoài ra, một số TCTD hạch toán các khoản có tính chất cấp tín dụng vào các tài khoản khác, ví dụ tài khoản phải thu, mua trái phiếu DN và từ đó thực hiện việc trích lập dự phòng không đầy đủ...

"Những vấn đề trên đã góp phần làm cho số liệu lợi nhuận công bố của các TCTD chưa phản ánh đầy đủ và chính xác thực trạng kết quả kinh doanh" - cơ quan thanh tra giám sát NHNN thừa nhận.

Những quy định bất cập trong phân loại nợ và trích lập dự phòng, xử lý rủi ro của các TCTD đang được NHNN nghiên cứu sửa đổi, những bất cập trong quy định hiện hành trên đây sẽ được khắc phục và loại bọ, lúc đó số liệu về lợi nhuận của các TCTD sẽ được phản ánh đầy đủ và chính xác hơn.

Năm 2011, lương nhân viên khối NH được xếp vào hạng "top" khi có những nhà băng có mức lương trung bình 15-20 triệu đồng/tháng. Thậm chí, NH cũng là lĩnh vực đi đầu với chủ trương thuê sếp ngoại với mức lương khủng, trên dưới 2 tọ· đồng/tháng.

Trong khi các DN sản xuất kinh doanh đang kiệt quệ, nhiều DN không trả nổi lương cho nhân viên thì thông tin khối ngành NH lãi "khủng" và ung dung trả mức lương, thưởng trả cho nhân viên cao ngất… đã khiến dư luận cho rằng các ngân hàng tha hôÌ€ thu lợi nhuâÌ£n trên "sự đau khổ" của các DN.

trường Giang


Ý kiến của bạn

MINH TRÍ (09:18 - 26/06/2012)

SẼ KHÔNG CÓ LÃI KHủNG NẾUNHNN SỊM ÁP Dọ¤NG TRẦN LÃI SUẤT CHO VAY CHO TẤT CẢ CÁC đọI TƯọ¢NG Trong thời gian vừa qua ngân hàng nhà nước liên tục nhiều lần hạ mức trần lãi suất huy động đến nay chỉcòn 9% đây là động thái tích cực trong việc ổn tiền tệ và chống lạm phát. Tuy nhiên Ngân hàng nhà nước đến nay chỉ quy định áp dụng trần lãi suất cho vay ưu tiên cho 4 đối tượng mà không áp dụng rộng rãi cho tất cả các đối tượng, thì việc thực hiện trên chỉ là làm lợi cho các ngân hàng thương mại mà thôi, đó là nguyên nhân dẫn đến lãi khủng của các ngân hàng thương mại hiện nay. Chúng ta biết khi ngân hàng hạ lãi suất trần huy động, đối với các doanh nghiệp đã vàđang vay ngân hàng được xem xét gia hạn nợ, nhưng mức lãi suất cho vay không giảm vẫn duy trì ở mức 20%, chỉ có một số ngân hàng thực hiện giảm mức lãi suất cho vay nhưng không đáng kể ở mức 17% trở lên. Rõ ràng chúng ta thấy mức trần lãi suất huy động 9%, cho vay mức lãi gấp đôi thì đương nhiên ngân hàng lãi khủng là đúng, dân gian thưọng nói ngồi mát ăn bát vàng, Ngân hàng nhà nước cần suy nghĩ "ngân hàng thương mại kinh doanh lãi được hưởng toàn bộ, đến khi phát sinh nợ xấu bắt nhà nước phải chịu là hoàn toàn vô lý".Hiện nay hàng trăm ngàn doanh nghiệp trong cả nước ta bị nợ nần chồng chất nợ thuế nhà nước, nợ lương công nhân, nợ phải thanh tóan trong hợp đồng đã ký kết vv.. Mặc dù vừa qua Ngân hàng nhà nước liên tục giảm lãi suất huy động xuống 9%/năm, nhưng thực tế các doanh nghiệp cũng không thể nào tiếp cận được nguồn vốn vay. Không có vốnđể họat động đã làm tình hình sản xuất bị ngưng trệ, người lao động bị mất côngăn việc làm ,đây là vấn đề trăn trở nổi lo cho các ngành các cấp có trách nhiệm. Có rất nhiều ý kiến, kiến nghị bọ trần lãi suất huy động, thay vì áp trần lãi suất đầu vào, NHNN nên quy định trần lãi suất đầu ra, vừa đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền, vừa tạo điều kiện cho DN vay được vốn với lãi suất phú€ hơÌ£p. Ông Tống Minh Tuấn - Trưởng bộ phận phân tích, công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) nhận định: "Việc bọ trần lãi suất huy động sẽ khiến cho ngân hàng thực hiện chức năng cấp vốn cho nền kinh tế một cách chủ động hơn. Việc bọ trần lãi suất huy động sẽ đồng nghĩa với việc tín dụng có nguồnđể tăng trưởng, và là yếu tố hỗ trợ thanh khoản lên thị trường". Vì vậy, theo ông Tuấn, ngay thời điểm này, việc bọ trần lãi suất là hoàn toàn hợp lý .Nếu Ngân hàng nhà nước kịp thời áp dụng trần lãi suất vay rộng rãi cho tất cả các đối tượng, thì chắc chắn không có tình trạng nợ khủng hiện nay ở các ngân hàng thương mại. MINH TRÍ

 

Nguồn tin: infonet.vn

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập59
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại58,700
  • Tổng lượt truy cập41,126,503
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây