Luật Biển:Cơ sở pháp lý để bảo vệ biển đảo Việt Nam

Thứ ba - 26/06/2012 21:35 1.499 0
Ngày 21-6-2012, Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Nhân dịp này, phóng viên Cổng TTđT Chính phủ đã trao đổi với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh về một số nội dung của bộ luật này.

 

                                                                    Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
 
Thưa Bộ trưởng, Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua. Xin ông nói rõ về mục đích và ý nghĩa của văn bản luật này?
 
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Là quốc gia ven biển, Việt Nam đã tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 từ năm 1994. Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam chưa có một văn bản luật về biển mà chỉ mới có các quy định trong một số văn bản pháp quy liên quan.
 
Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nước ta, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cưọng hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
 
Với việc thông qua Luật Biển Việt Nam, lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. đây là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta.
  
Với bọ biển dài và các vùng biển rộng lớn, kinh tế biển đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển của ta. Việc xây dựng và ban hành Luật Biển Việt Nam là nhu cầu tất yếu nhằm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam.
 
Bộ trưởng có thể cho biết khái quát về quá trình xây dựng và những nội dung chính trong Luật Biển Việt Nam?
 

Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Quá trình xây dựng Luật Biển Việt Nam được bắt đầu từ năm 1998 và đã trải qua 3 nhiệm kỳ Quốc hội các khóa X, XI, XII. Luật Biển Việt Nam là một luật có nội dung rất lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đòi họi phải có sự chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng. Luật được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp, Nghị quyết của Quốc hội về phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, các Tuyên bố của Chính phủ năm 1977 và 1982, tổng kết thực tiễn quản lý biển của nước ta, trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và các Hiệp định về biển đã ký. Trong quá trình xây dựng Luật Biển Việt Nam, ta cũng đã tham khảo thực tiễn của các nước và cũng cân nhắc lợi ích của ta, lợi ích của các bên liên quan ở Biển đông và lợi ích chung của khu vực.
 
Luật có 7 chương đề cập  đến các nội dung chủ yếu sau: các nguyên tắc, chính sách quản lý và bảo vệ biển; phạm vi và  quy chế các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quy chế các đảo, quần đảo Việt Nam; các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát trên biển; hợp tác quốc tế về biển.
 
Thưa Bộ trưởng, theo những quy định hiện hành, có nhiều bộ, ngành có chức năng quản lý biển. Vậy Luật Biển Việt Nam có quy định về chức năng nhiệm vụ quản lý biển của các bộ, ngành?
 
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: quản lý nhà nước về  biển là một lĩnh vực rộng lớn, liên quan đến chức năng nhiệm vụ của nhiều bộ, ngành và địa phương trong cả nước. Hiện nay, phạm vi thẩm quyền cũng như cơ chế phối hợp của các bộ, ngành, các lực lượng tham gia quản lý biển được quy định cụ thể trong các văn bản pháp quy liên quan và được đặt dưới sự điều hành thống nhất của Chính phủ.
 
Luật Biển Việt Nam là một luật khung quy định các nguyên tắc lớn đối với các vấn  đề liên quan đến biển nên không nêu cụ thể, chi tiết chức năng của từng bộ, ngành tham gia quản lý biển. Luật khẳng định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biển trong phạm vi cả nước. Các bộ, ngành và địa phương thực hiện quản lý biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
 
Vấn đề chủ quyền, quyền chủ quyền đối với các vùng biển, đảo được thể hiện thế nào trong Luật Biển Việt Nam?
 
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Phù hợp với các quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Luật Biển Việt Nam quy định rất rõ các vùng biển của Việt Nam, bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam thực hiện chủ quyền đối với các vùng nội thủy và lãnh hải; thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
 
Chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và trường Sa, đã được nêu tại một số quy định trong các văn bản luật đã có trước đây, như Luật Biên giới quốc gia năm 2003, tiếp tục được thể hiện rõ trong Luật Biển Việt Nam.
 
Luật quy định rõ là mọi tổ chức, cá nhân phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích của Việt Nam, tuân thủ  các quy định của pháp luật Việt Nam khi hoạt động trong các vùng biển của ta. Mọi vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến biển, đảo của Việt Nam đều bị xử lý theo pháp luật liên quan.
 
Nước ta còn có  một số bất đồng, tranh chấp về biển, đảo với một số nước láng giềng. Trong Luật Biển Việt Nam, vấn đề này được đề cập như thế nào, thưa Bộ trưởng?
 
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Luật Biển Việt Nam quy định rõ  Nhà nước Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ  sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.
 
đây là chủ trương nhất quán của Nhà nước ta. Chúng ta đã, đang và sẽ kiên trì thực hiện chủ trương này. Trên thực tế, đến nay chúng ta đã giải quyết được một số tranh chấp với các nước láng giềng. Ví dụ năm 1997, ta cùng Thái Lan phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; năm 2000, cùng Trung Quốc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ; năm 2003, cùng Indonesia phân định thềm lục địa…
 
Tôi cho rằng với việc Quốc hội nước ta thông qua Luật Biển Việt Nam, chúng ta đã chuyển một thông điệp quan trọng đến cộng đồng quốc tế. đó là: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.
 
Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực
thi hành từ ngày 1/1/2013.
 
Chương 1 gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa.
 
Chương 2 quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo…
 
Chương 3 quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định: đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại, vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam, trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài, quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài…
 
Chương 4 dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển, xây dựng và phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển.
 
Chương 5 quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển, cọ, sắc phục và phù hiệu.
 
Chương 6 quy định về xử lý vi phạm, bao gồm các điều khoản về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp ngăn chặn, thông báo cho Bộ Ngoại giao và xử lý vi phạm.
 
Chương cuối quy định về điều khoản thi hành.
Chinhphu.vn
Ý kiến bạn đọc
  • MINH TRÍ
    26/06/2012 15:44

    CẦN đáº¨Y MẠNH NGOẠI GIAO XÓA BọŽ "đƯọœNG LƯọ I BÃ’" GIÀNH CHủ QUYọ€N HOÀNG SA. Trong thời gian qua Trung Quốc liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ "đường lưỡi bò". Mục đích của Trung Quốc là chiếm hết các đảo, chiếm "diện tích lớn nhất" và "nhiều quyền lợi nhất" có thể trên các vùng Biển đông. Thực hiện đúng ý đồ của mình, từng bướcTrung Quốc tuyên bố thông qua dự án xây một cầu tàu tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc cũng cho biết đã phê chuẩn kế hoạch xây một cầu tàu diện tích 3,3 km2 để làm căn cứ hậu cần cho ngư dân và đón khách du lịch thăm quần đảo Hoàng Sa. Gần đây nhất Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa bao gồm cả huyện đảo Hoàng Sa và trường Sa thuộc chủ quyền của nước ta. Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển đông (DOC). đối với quần đảo Hoàng Sa, trường Sa, chúng ta đã có nhiều chứng cứ lịch sử xác định rõ chủ quyền không thể chối cãi được, đã đến lúc chúng ta phải bằng mọi giá ngăn chặn không để phía Trung Quốc thực hiện ý định của họ, nếu không bảo vệ được Hoàng Sa thì họ sẽ tiếp tục xâm phạm đến quần đảo trường Sa của chúng ta, đó là điều tất yếu. Thuận lợi hiện nay là tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển đông (thưọng được gọi tắt là Tuyên bố DOC) được ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002. đây là văn kiện chung đầu tiên giữa ASEAN và Trung Quốc trực tiếp liên quan vấn đề Biển đông. đến nay chính thứcđược các bên công nhận. Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. đây là một hoạt động lập pháp bình thưọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, đồng thời xác nhận quần đảo Hoàng Sa và trường Sa thuộc chủ quyền của nước ta. Thuận lợi nhất hiện nay là nội bộ Trung Quốc các học giả không đồng tình quan điểm,nhiều học giả trong nước khẳng định về "đưọng 9 đoạn" (tức đưọng biên giới biển theo yêu sách của Trung Quốc được thể hiện bằng 9 đoạn, còn gọi là đưọng Lưỡi bò, hay đưọng hình chữ U) ; nhưng trên toàn thế giới từ xưa đến nay không hề có đường biên giới trên bộ hay trên biển hư ảo. đưọng 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra đưọng 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật. Do vậy, Bộ ngoại gia nước ta ngoài việc tuyên bố giành lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa để cho bạn bè và các nước trên thế giới biết ủng hộ , sớm đêÌ€ nghị giải quyết các tranh chấp chú‰ quyêÌ€n ở Biển đông, thông qua HiêÌ£p hôÌ£i các quốc gia đông Nam Á, nếu Trung Quốc vẫn không chấp nhận, thì tiếp tục đề nghị Tòa án quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra giải quyết tranh chấp. Cần phải được giải quyết kịp thời, không nên để kéo dài quá lâu. MINH TRÍ

 

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập96
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại58,631
  • Tổng lượt truy cập41,126,434
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây