Làm sao ổn định thị trường vàng?

Thứ hai - 15/10/2012 20:41 1.249 0

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ
Nếu có tiền nhàn rỗi, nhiều người vẫn không chọn mua vàng vào lúc này vì giá trong nước cao hơn giá thế giới quá nhiều; ngược lại cũng có người chọn vàng làm nơi trú ẩn an toàn cho đồng vốn khi kinh tế hiện có nhiều dấu hiệu bấp bênh. Ý tưởng hình thành một thị trường vàng ổn định, thống nhất trong tầm quản lý dưọng như vẫn khó thực hiện.

Theo thống kê, giá vàng trong nước đã luôn cao hơn giá vàng thế giới trong ba năm  gần đây. Và tại thời điểm hiện nay, khi vàng được mua bán với giá 47,4 - 47,6 triệu đồng mỗi lượng thì mức chênh lệch này đã lên tới hơn 3 triệu đồng/lượng. Chênh lệch cao có lợi cho người nhập khẩu vàng, cả nhập chính ngạch và nhập lậu, song người tiêu dùng trong nước bị thiệt hại nặng vì phải mua vàng với giá quá đắt.

Các chuyên gia đã tốn rất nhiều giấy mực để phân tích nguyên nhân, đưa ra các hướng xử lý để thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới. Vậy sao đã mất đến 3 năm, mà khoảng cách ấy chẳng những không gần lại mà ngày càng nới rộng hơn? Gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã có một số biện pháp quyết liệt như chấm dứt hoạt động của các sàn giao dịch vàng, không cho nhập khẩu vàng, chỉ cho phép SJC được dập vàng miếng theo đặt hàng của Ngân hàng Nhà nước, chỉ lưu hành vàng miếng thương hiệu SJC - cũng được coi là thương hiệu vàng quốc gia, cấm các ngân hàng thương mại huy động vốn và cho vay bằng vàng kể từ ngày 25-11 sắp tới... Với các biện pháp này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình  đề ra mục tiêu thu hẹp mức chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới tối đa là 400.000 đồng/lượng.

Thế nhưng, kể từ khi Ngân hàng Nhà nước ra tay, giá vàng chẳng những không giảm mà còn tăng, khoảng cách về giá chẳng những không thu hẹp mà còn rộng ra mãi, mục tiêu mà Thống đốc Bình đưa ra cứ ngày càng xa.

Trước tình hình đó, đã có chuyên gia đề nghị nên để cho thị trường vàng trong nước liên thông với thị trường thế giới, nghĩa là cho xuất nhập khẩu vàng bình thưọng như mọi hàng hóa khác, tạo điều kiện để giá vàng "liên thông", điều hòa cung-cầu và khi ấy khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới sẽ tự động biến mất. Ngược lại cũng có ý kiến cho rằng, Nhà nước cứ cho phép có khoảng cách rộng về giá vàng để vàng bớt sức hấp dẫn người dân do đắt quá! Và Ngân hàng Nhà nước vô tình lại thực hiện được mục tiêu chống vàng hóa, vì dù giá vàng trong nước có cao hơn giá thế giới vẫn không ảnh hưởng đến tọ· giá, đến ổn định kinh tế vĩ mô do vàng nhập lậu về Việt Nam đã ngưng trệ vì không thể dập thành vàng miếng SJC được nữa?

Lại có những ý kiến loay hoay tìm cách huy động nguồn vàng dự trữ trong dân mà có người dự tính lên tới 400 tấn; có người băn khoăn Nhà nước có nên độc quyền kinh doanh vàng hay không?

Vàng hiện đang là vấn đề nóng. Làm sao để thị trường vàng được ổn định, mua bán thuận tiện, giá cả hợp lý, bảo đảm được quyền lợi của Nhà nước, của doanh nghiệp và của người dân... là vấn đề liên quan đến cuộc sống của mọi người. Anh/Chị có cao kiến gì, xin mọi đóng góp trong box bên dưới.
 

Ý kiến bạn đọc

MINH TRI :

Ngân hàng Nhà nước nên triển khai đề án huy động vàng theo chủ trương của Chính phủ.

Hiện nay Ngân hàng Nhà nước ra Thông tư yêu cầu các ngân hàng thương mại ngừng huy động và cho vay bằng vàng, cho phép gia hạn đến ngày 25/11/2012. Như vậy sau thời gian này người dân có nhu cầu không biết gửi vàng ở đâu?

được biết theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nếu có dịch vụ gửi vàng thì buộc người gửi vàng phải nộp phí mà không được hưởng lãi suất khi gửi vàng. đây là điều bất hợp lý vì vàng cũng là một loại tiền tệ, do vậy rất khó huy động thu hút khách hàng gửi vàng vào ngân hàng.

Chúng ta chứng kiến trong thời gian vừa qua nhu cầu tiêu thụ sử dụng vàng trong dân rất lớn, nhưng do Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng thương mại ngừng huy động và cho vay bằng vàng, cho nên dẫn đến người dân giữ vàng tại nhà, làm cho thị trường vàng trong nước không ổn định, thiếu giả tạo, giá trị vàng trong nước tăng đột biến, cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới là điều không bình thưọng.

đã đến lúc Ngân hàng Nhà nước không thể sử dụng biện pháp hành chính để quản lý vàng trên thị trường tiền tệ của nước ta như hiện nay.

đã có nhiều quốc gia trên thế giới dự trữ vàng nhằm ổn định thị trường tiền tệ khi cần thiết. ọž nước ta nguồn vàng trong nhân dân còn rất lớn, ước tính trên 500 tấn, nhưng đến nay chưa được huy động vào các ngân hàng. đây là một sự lãng phí rất lớn một nguồn tiền tệ để góp phần phát triển kinh tế, đồng thời ổn định thị trường tiền tệ trong nước. Dịch vụ gửi vàng vào ngân hàng cũng cần thiết để bảo đảm an toàn vàng và tính mạng của người dân, tránh xảy ra tình trạng trộm cướp tại nhà.

Do vậy việc thực hiện đề án huy động vàng theo chủ trương của Chính phủ là việc cần thiết. Còn ngân hàng thương mại là đơn vị kinh doanh; họ sử dụng vàng được gửi vào để phục vụ cho việc kinh doanh là điều tất nhiên, nếu giá vàng lên xuống thất thưọng thì họ phải chịu rủi ro.

đề nghị ngân hàng nên quy định lãi suất hợp lý để khuyến khích thêm cho người dân gửi vàng vào ngân hàng, thay vì buộc ngân hàng thương mại ngừng huy động và cho vay bằng vàng như hiện nay.

Minh Trí


 

Nguồn tin: Saigontimes

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập85
  • Hôm nay5,026
  • Tháng hiện tại56,396
  • Tổng lượt truy cập41,124,199
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây