Chỗ đẹp là của tập đoàn, tổng công ty
Ông Phạm đình Cưọng - Cục trưởng Cục quản lý công sản nói: "Cứ để ý thì thấy, chỗ nào đất đẹp nhất, đắc địa nhất đều của cơ quan hành chính, nhà nước, đặc biệt các tập đoàn (Tđ), tổng công ty (TCT). Trụ sở đóng giữa trung tâm, sử dụng không hiệu quả; đất có giá trị thương mại cao lại thành trường học". Cũng theo lãnh đạo này, hậu quả của sự sắp xếp bất hợp lý trên do lịch sử để lại, nhưng cũng phải kể đến sự chây ì và thái độ vụ lợi của các đơn vị có liên quan khi ai cũng muốn giữ, không muốn trả và sắp xếp lại. Điều này đã khiến công cuộc sắp xếp lại đất đai thuộc sở hữu nhà nước diễn ra vô cùng chậm, gây lãng phí cho ngân sách nhà nước.
|
Ông Cưọng dẫn chứng, đơn cử trường hợp tại mặt đường Hai Bà Trưng (Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội), một loạt cửa hàng điện tử đang kinh doanh trên đất của Viện Nghiên cứu dược. Vì thấy các đơn vị tư nhân này làm thương mại tốt nên Viện cho thuê lại, nay Bộ Tài chính muốn thu hồi lại theo chỉ đạo của Thủ tướng cũng hết sức khó khăn.
|
Điều đáng nói hơn là tình trạng đất đai nằm trong tay các Tđ, TCT nhưng không phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh mà chủ yếu dùng để đầu tư bất động sản, văn phòng cho thuê. Qua kiểm kê tại TP.HCM cho thấy, 94% doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có phương án sắp xếp sử dụng đất, nhưng Hà Nội chưa được 50%. Nguyên nhân chính khiến việc sắp xếp diễn ra chậm trễ do các đơn vị đang giữ đất tọ ra bảo thủ, ngại va chạm. "Ai cũng vì lợi ích của mình mà không nghĩ tới lợi ích chung nên rất khó thu hồi. Nhưng tới đây, khó mấy thì các bộ, ngành cũng kiên quyết làm", ông Cưọng khẳng định. Cũng theo ông Cưọng, trước nay do tồn tại cơ chế để cho các Tđ, TCT được chuyển đổi đất được giao để đầu tư nên khi cổ phần hóa thì tất cả được mặc nhiên hưởng lợi.
Sắp xếp để tạo nguồn đầu tư
Trong đề án khai thác nguồn lực tài chính đất đai lần này, vấn đề đất sắp xếp lại sẽ được đặt lên hàng đầu, để phục vụ cho quá trình tái cơ cấu DNNN. Hiện tại, Chính phủ đã cho phép một số Tđ sắp xếp lại để giành nguồn lực từ đất, tạo nguồn vốn đầu tư chứ không được đầu tư đất đai.
Cục quản lý công sản đánh giá, các DNNN chiếm giữ nhiều mặt bằng nhưng không sử dụng hết vào mục đích sản xuất kinh doanh, nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước thực hiện không đầy đủ (tiền thuê đất thấp). đặc biệt, các DN được cổ phần từ DN 100% vốn nhà nước cũng được kế thừa toàn bộ nhà, đất từ DN cũ. để xử lý, nhiều DN đã thực hiện chuyển mục đích, cho thuê lại kiếm lời, cá biệt một số nhà đất bị chiếm dụng hoặc bọ trống, trong khi đó nhiều tổ chức khác lại không có mặt bằng để sản xuất kinh doanh.
Một vị lãnh đạo đến từ Văn phòng Chính phủ cho biết, theo Quyết định 09/2007/Qđ-TTg, việc sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước phải hoàn thành trong 5 năm, đến 2011 phải hoàn thành nhưng đến nay mới có hơn 60% các đơn vị trình phương án sắp xếp. Nếu cơ quan nào không thực hiện báo cáo, sẽ không được phép đầu tư xây dựng thêm, Kho bạc Nhà nước ngừng cấp tiền, thủ trưởng bị xử lý theo quy định. "Nhưng cho tới nay đã có ai bị xử chưa?", vị này đặt câu họi.
Giá trị đất chiếm 76,2% tổng giá trị tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp Theo thống kê sơ bộ của Cục quản lý nông sản, đến nay, trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước và cơ sở hoạt động có diện tích 1,5 tỉ m2 với tổng giá trị khoảng 594.000 tỉ đồng và hơn 100 nghìn m2 nhà. Giá trị nhà đất chiếm 97,2% giá trị tài sản của nhà nước, trong đó giá trị đất chiếm 76,2% tổng giá trị tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp. Riêng đối với các Tđ, TCT nhà nước, hiện nay đang quản lý sử dụng khoảng 155 triệu m2 đất. đến nay đã phê duyệt sắp xếp lại 9 triệu m2, chuyển nhượng gần 100 nghìn m2… Theo số liệu chưa đầy đủ, đến nay số thu từ sắp xếp nhà đất là 24.812 tỉ đồng, riêng đối với các Tđ, TCT số thu từ chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất trên 15.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, có nhiều DN đang thiếu vốn để tái cơ cấu nhưng vẫn cố giữ lại đất đai như Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy (Vinashin) nắm tới 1.200 ha chưa sử dụng, không tự giác sắp xếp lại, đề xuất bán tạo nguồn. Có chăng, chỉ đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng đất để kinh doanh bất động sản (xây dựng nhà ở, văn phòng cho thuê). TCT lương thực miền Nam có 351 mặt bằng trên địa bàn TP.HCM, các điểm bán lẻ này khi chuyển đổi biến thành nhà ở cán bộ công nhân viên, phần còn lại cho thuê mượn, lấn chiếm… |
Anh Vũ
Qua tính toán của Bộ tài chính nếu quản lý tốt và có phương án thu ngân sách từ đất đai, thì có thể số thu ngân sách từ đất có thể đạt từ 4 đến 5 tọ· USD/ năm, đây là con số không nhọ nhà nước có thể đầu tư cho cơ sở hạ tầng còn thấp kém của nước ta hiện nay. Hiện nay tình trạng lãng phí đất đai phổ biến trong cả nước nhất là tập trung ở các đô thị lớn ở các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, địa phương kiểm tra phát hiện muốn thu hồi sử dụng chuyển sang mục đích khác phục vụ cho phúc lợi công cộng hoặc thương mại dịch vụ nhưng không thực hiện được. Xuất phát do cơ chế quản lý đất đai hiện nay , các đơn vị tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp…và các đơn vị khác trực thuộc Bộ ban ngành trung ương quản lý ; do vậy địa phương không có thẩm quyền thu hồi đất đai . Trong thời gian vừa qua nhiều địa phương đã tích cực thành lập nhiều đoàn rà soát lại tình hình sử dụng đất đai của địa phương mình, nhằm phát hiện qũy đất công để có phương án để sử dụng cho phúc lợi công cộng như chợ, siêu thị , trường học , bệnh viện , hoa viên, công viên, khu dân cư… , tuy nhiên qua kiểm tra phát hiện đất đai sử dụng chưa hiệu quả còn lãng phí tập trung ở các đơn vị trực thuộc trung ương; như ở TP.HCM nhiều kho bãi với diện tích hàng trăm ha đơn vị không sử dụng , hoặc tự ý cho tổ chức hoặc cá nhân thuê để tăng thu nhập cho đơn vị mình, không nộp cho ngân sách nhà nước một đồng nào, đáng lẽ khoản thu này phải được nộp cho ngân sách nhà nước; như tại Hà Nội các cháu học sinh hệ mầm non mẫu giáo các trường đều quá tải, nhưng địa phương không có đất để xây dựng trường học cho các cháu, mặc dù có nhiều tài sản, đất đai thuộc các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước không sử dụng lại cho các tổ chức cá nhân thuê. Qua kiểm tra địa phương đã kiến nghị với các Bộ ban ngành trung ương, thu hồi đất của các đơn vị để lãng phí giao cho địa phương quản lý sử dụng, nhưng không được, vì Bộ ban ngành nào đều muốn giữ đất cho ngành mình. để khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, thực hiện theo quy hoạch đất đai dài hạn , kế hoạch sử dụng từng thời kỳ đã được HđND tỉnh, thành phố thông qua và được Chính phủ phê duyệt cho địa phương, đề nghị trung ương nên phân cấp cho địa phương thẩm quyền thu hồi đất đối với các đơn vị trung ương sử dụng không hiệu quả , tránh tình trạng lãng phí đất đai như hiện nay, để địa phương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, hoặc xây dựng phương án đấu giá đất tăng thu cho ngân sách, đầu tư cơ sở hạ tầng. Điều chỉnh kịp thời tiền thuê đất sát với giá thị trường, để các đơn vị thuê bao nhiêu diện tích cần cân nhắc tính toán nhu cầu cần thiết diện tích để thuê. Một số đơn vị thuộc bộ ban ngành trung ương, có qũy đất rất lớn nằm trong nội thị thuộc khu vực thương mại dịch vụ , nhưng không phát huy hiệu quả tiềm năng của đất , với quan điểm tấc đất tấc vàng, đề nghị cho phép địa phương được chuyển đổi qũy đất ở vị trí khác thích hợp , nhằm khai thác tiềm năng qũy đất trên phù hợp với quy hoạch đất đai được phê duyệt. Nếu thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ chống được sự lãng phí trong lãnh vực đất đai, đồng thời khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương.