Nhà nước thất thu hàng tọ· đô mỗi năm từ đất đai

Thứ bảy - 24/03/2012 05:07 1.375 0
Theo tính toán từ Bộ Tài chính, số thu ngân sách từ đất có thể đạt từ 4 - 5 tọ· USD/năm. Tuy nhiên nhiều đơn vị Nhà nước được giao đất chưa đặt lợi ích chung của toàn xã hội lên trên hết mà chủ yếu đối phó với cơ quan Nhà nước để giữ lại nhiều nhà đất...

Trụ sở của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại số 75 Đinh Tiên Hoàng.
Sáng nay 23/3, Cục quản lý công sản (Bộ Tài chính) đã tổ chức hội thảo khoa học Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản Nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.
 
Theo dự thảo đề án khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản Nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, sẽ có hai phương án thu ngân sách từ đất đai.
 
Phương án 1, tổng số thu NSNN từ đất (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất) bình quân là 81.646 tỉ đồng/năm.
 
Phương án 2, tổng số thu NSNN từ đất bình quân là 98.624 tỉ đồng/năm với giả định giá đất tăng 20% (không tính trượt giá) và có dự kiến phát sinh thêm khoản thu đối với thuế tài sản.
 
Với các con số trên, và theo phương án nào thì con số dự kiến thu từ đất sẽ đạt 4-5 tọ· USD/năm. Các nguồn chính từ việc tăng thêm này bao gồm đất khu công nghiệp (tăng 128 ngàn héc ta), đất ở đô thị (68 ngàn héc ta) và một số loại đất phi nông nghiệp khác (210 ngàn héc ta) trong giai đoạn từ nay đến 2020.
 
Bộ Tài chính cho biết, nguồn lực tài chính khai thác từ đất đai tập trung vào ngân sách nhà nước trong cả giai đoạn 2011-2020 là rất lớn. Trên thực tế số thu này có thể còn cao hơn vì giá đất tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo lộ trình mới đang dần tiếp cận giá thị trường, nhất là trong trường hợp chuyển mạnh sang đấu giá đất để giao đất, cho thuê đất.
 
Bởi theo số liệu từ Cục quản lý công sản, trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước và cơ sở hoạt động hiện nay chiếm khoảng 1,5 tỉ m2, tương đương 594.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó còn có hơn 100.000 m2 nhà với tổng giá trị khoảng 138 tỉ đồng. Xét về giá trị, số nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước tại các cơ quan, đơn vị, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước (gọi chung là DN Nhà nước) hiện chiếm đến 97,2% giá trị tài sản DN Nhà nước.
 
Riêng các DN Nhà nước đang quản lý, sử dụng khoảng 155 triệu m2 đất và ở những vị trí đắc địa, có giá trị thương mại cao. Điển hình là trụ sở của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại số 75 Đinh Tiên Hoàng, đối diện Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội hoặc Tổng Công ty đưọng sắt tại số 136 Hàm Nghi, quận 1 - TPHCM.
 
Tính đến tháng 12-2011, đã có 71 bộ, ngành Trung ương, 17 DN Nhà nước và 51 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương thực hiện báo cáo kê khai và đề xuất phương án xử lý nhà đất với tổng diện tích 3,4 tỉ m2 đất và 106 triệu m2 nhà.
 
Tuy nhiên, theo Cục quản lý công sản, các đơn vị được giao đất chưa đặt lợi ích chung của toàn xã hội lên trên hết mà chủ yếu đối phó với cơ quan Nhà nước để giữ lại nhiều nhà đất nên các phương án đề xuất xử lý không phù hợp và không có tính khả thi. Trong quá trình hình thành các tập đoàn, tổng công ty đa ngành, nhiều DN đã lợi dụng chính sách ưu đãi về đất (tiền cho thuê đất chưa sát với giá chuyển nhượng đất trên thị trường) để kinh doanh bất động sản nhằm hưởng chênh lệch.
 
Với hàng loạt đề xuất của mình, Cục quản lý công sản dự báo nguồn thu từ nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước sẽ tăng đáng kể. Cụ thể, số thu từ việc cho thuê đất đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính tăng thêm khoảng 1.465 tỉ đồng; số thu từ di dọi các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và theo quy hoạch tăng khoảng hơn 18.000 tỉ đồng; số thu từ bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước tăng hơn 3.800 tỉ đồng. Riêng số thu từ sắp xếp lại nhà đất theo Quyết định số 09/2007/Qđ của Thủ tướng Chính phủ sẽ thêm khoảng 100.000 tỉ đồng.
 
PV (tổng hợp)

Ý kiến của bạn

CHọNG LÃNG PHÍ đáº¤T đAI CẦN PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHO đỊA PHƯÆ NG

Hiện nay tình trạng lãng phí đất đai phổ biến trong cả nước nhất là tập trung ở các đô thị lớn ở các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, địa phương kiểm tra phát hiện muốn thu hồi sử dụng chuyển sang mục đích khác phục vụ cho phúc lợi công cộng hoặc thương mại dịch vụ nhưng không thực hiện được. Xuất phát do cơ chế quản lý đất đai hiện nay , các đơn vị tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp…và các đơn vị khác trực thuộc Bộ ban ngành trung ương quản lý ; do vậy địa phương không có thẩm quyền thu hồi đất đai . Trong thời gian vừa qua nhiều địa phương đã tích cực thành lập nhiều đoàn rà soát lại tình hình sử dụng đất đai của địa phương mình, nhằm phát hiện qũy đất công để có phương án để sử dụng cho phúc lợi công cộng như chợ, siêu thị , trường học , bệnh viện , hoa viên… , tuy nhiên qua kiểm tra phát hiện đất đai sử dụng chưa hiệu quả còn lãng phí tập trung ở các đơn vị trực thuộc trung ương, như ở thành phố Hồ chí Minh nhiều kho bãi với diện tích hàng trăm ha đơn vị không sử dụng , hoặc tự ý cho tổ chức hoặc cá nhân thuê để tăng thu nhập cho đơn vị mình, không nộp cho ngân sách nhà nước một đồng nào; như tại Hà nội các cháu học sinh hệ mầm non mẫu giáo các trường đều quá tải, nhưng địa phương không có đất để xây dựng trường học cho các cháu, mặc dù có nhiều tài sản, đất đai thuộc các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước không sử dụng cho các tổ chức cá nhân thuê. Qua kiểm tra địa phương đã kiến nghị với các bộ ban ngành trung ương, thu hồi đất của các đơn vị để lãng phí giao cho địa phương quản lý sử dụng, nhưng không được, vì bộ ban ngành nào đều muốn giữ đất cho ngành mình. để khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, thực hiện theo quy hoạch đất đai dài hạn , kế hoạch sử dụng từng thời kỳ đã được chính phủ phê duyệt cho địa phương, đề nghị trung ương nên phân cấp cho địa phương thẩm quyền thu hồi đất đối với các đơn vị trung ương sử dụng không hiệu quả , tránh tình trạng lãng phí đất đai như hiện nay, để phục vụ xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, hoặc xây dựng phương án đấu giá đất tăng thu cho ngân sách. Điều chỉnh kịp thời tiền thuê đất sát với giá thị trường, để các đơn vị thuê bao nhiêu diện tích cần cân nhắc tính toán nhu cầu cần thiết diện tích để thuê. Một số đơn vị thuộc bộ ban ngành trung ương, có qũy đất rất lớn nằm trong nội thị thuộc khu vực thương mại dịch vụ , nhưng không làm gì, đề nghị cho phép địa phương chuyển đổi qũy đất ở vị trí khác thích hợp , nhằm khai thác tiềm năng qũy đất trên phù hợp với quy hoạch đất đai được phê duyệt. Nếu thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ chống được sự lãng phí trong lãnh vực đất đai, đồng thời khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
MINH TRÍ

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập88
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại60,964
  • Tổng lượt truy cập41,128,767
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây