Nàng thiếu nữ ngủ quên giữa đại ngàn
Thác Vợ - Dray Nur. Ảnh: Nguyễn đình
Mở đầu cho hành trình đi tìm những dòng thác trên Serepok chính là vẻ đẹp của thác Gia Long. Nằm lẩn khuất trong tán rừng rậm rạp, nên người ta thưọng ví von thác Gia Long tựa như nàng thiếu nữ ngủ quên giữa đại ngàn. Dòng nước từ thượng nguồn kéo về, đến đây bỗng đổ xuống vách đá ở độ cao gần 15m. Sự hoà quyện giữa dữ dội của thác nước cùng vẻ đục mọ trong hơi nước bốc lên giữa núi rừng tạo cho thác Gia Long thêm kỳ bí, hoang dại hơn trên Tây Nguyên bao la.
Chỉ còn lại những dấu tích hiếm hoi, minh chứng một thời vẻ đẹp của dòng thác này từng gắn kết với những vị vua triều Nguyễn, từ Gia Long đến Bảo đại. Còn đó mố cầu treo rêu phong phủ kín, tương truyền được vua Bảo đại xây dựng 1930 để làm nơi vãn cảnh, tận hưởng vẻ đẹp của thác nước hùng vĩ này. Từ thác Gia Long xuôi dòng Serepok không xa là đến thác Dray Nur. Với thế thác cao, dòng chảy mạnh, đứng dưới chân thác đối diện phía trước mặt là bức tưọng nước cao hơn 20m, trải dài gần 100m đang ầm ầm đổ xuống, con người bỗng trở nên nhọ bé, mong manh trước hình ảnh của thiên nhiên.
Thác Vợ - thác Chồng
Trong suốt hành trình đi trên miền đất Tây Nguyên, mỗi vùng đất, mỗi ngọn núi, con sông, con suối, lại gắn với một huyền thoại, và những dòng thác trên sông Serepok cũng thế. Người Tây Nguyên gọi thác Dray Nur là thác Vợ, sự gầm réo dữ dội của đại ngàn được người Tây Nguyên gọi đó là tiếng kêu gào của người vợ gọi chồng nhưng mãi mãi không bao giọ gặp. Vẻ đẹp độc đáo của thác Vợ Dray Nur và câu chuyện tình buồn lại được lý giải ở một dòng thác khác kề cận. đó là thác Dray Sap mà người địa phương gọi là thác Chồng, nơi khởi phát câu chuyện huyền thoại về hai dòng thác độc đáo nhất trên Tây Nguyên.
Nằm vắt ngang dòng Serepok, thác Dray Sap được mệnh danh là đệ nhất thác trên núi rừng Tây Nguyên. Dray Sap dịch nghĩa là thác khói, người địa phương còn tên gọi khác là thác Chồng. Thế thác tuôn đổ từ độ cao hơn 10m, trải dài đến hơn 100m tung bụi trắng mù, khiến cho cả vùng trọi cứ như đang ẩn trong làn sương khói như tên gọi của thác.
Cũng như bao hiện tượng kỳ thú của thiên nhiên hoang dã trên Tây Nguyên, thác Dray Sap cũng được tô điểm bằng một câu chuyện huyền thoại. Ngày xưa có một thiếu nữ Ê đê xinh đẹp tên là H’Mi trót thầm yêu trộm nhớ một chàng trai hiền lành nhưng nghèo khổ cùng ở chung buôn với nàng. Một hôm, nàng cùng người yêu đi rừng ngồi nghỉ trên tảng đá lớn bên bọ sông, đột nhiên có một con quái vật từ đâu xuất hiện, đầu nó to như quả núi, mắt đọ như lửa. Từ trên cao, con quái vật lao xuống hút cạn nước sông rồi phun cột nước khổng lồ về phía hai người. Chàng trai bị bắn văng ra xa rồi ngất đi. Tỉnh dậy, chàng không thấy người yêu đâu, chỉ thấy dòng sông chảy qua nơi đây bỗng dựng lên một sưọn đá thẳng đứng thành thác Dray Sap. Chàng trai đau khổ chết đi, hoá thân thành cây cổ thụ mọc dưới chân thác. Còn nàng H’Mi, khi bị quái vật bắt đi nhất định không chịu bị khuất phục, quyên sinh và biến thành thác Dray Nur.
Nếu đến với thác Dray Sap mùa mưa lũ, sẽ thấy dòng thác này càng trở nên dũng mãnh hơn, khắp ngày đêm tung bụi mịt mọ dâng tràn hình tượng một Tây Nguyên hoang dã, mạnh mẽ giữa núi rừng. Giọt nước từ đầu nguồn đỉnh núi Chư Yang Sin chảy về ôm trong lòng sứ mệnh là nuôi dưỡng những đứa con của Tây Nguyên hoang dã. Và trong suốt hành trình của con nước ngầu đọ màu phù sa của đất bazan Tây Nguyên đang theo dòng Serepok chảy ngược về hướng tây nam trước khi hoà cùng dòng Mekong đổ vào đất Việt, tôi hiểu rằng, những hạt phù sa của đồng bằng sông Cửu Long thân thương chắc chắn có sự góp phần không nhọ của màu mỡ từ núi đồi Tây Nguyên hùng vĩ.
Nguồn tin: SGTT