Lo ngại bội chi ngân sách

Chủ nhật - 04/11/2012 09:05 1.255 0
Còn 2 tháng nữa mới hết năm, nhưng con số bội chi ngân sách Tổng cục Thống kê công bố ngày 27.10 đã lên tới hơn 155.000 tỉ đồng, vượt dự toán cả năm Quốc hội phê duyệt là 140.200 tỉ đồng.

Trong khi nguồn thu ngày càng eo hẹp, sụt giảm, "vung tay" chi lễ hội, chi khánh tiết, mua sắm tài sản, quản lý hành chính bộ máy cồng kềnh… là nguyên nhân chính khiến ngân sách thâm hụt.

 

 

Thất thoát về tham nhũng, về đầu tư công trình không cần thiết dẫn tới ngân sách lúc nào cũng bội chi. Nhưng vì tâm lý nhiệm kỳ, vì nể nang nhau nên không dám cắt, cắt ai cũng sợ

 

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính

 

Thu ít, chi nhiều

Tổng cục Thống kê vừa công bố con số không mấy sáng sủa về thu - chi ngân sách nhà nước (NSNN) ước thực hiện từ đầu năm đến 15.10.2012. Theo cơ quan này, do tình hình khó khăn chung của cả nền kinh tế, thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, dầu thô chỉ đạt dưới 70% dự toán, trong khi đó chi ngân sách đạt 75,1% dự toán năm. Điều đáng ngại, bội chi ngân sách ước 155.000 tỉ đồng, vượt hơn 10,7% kế hoạch bội chi cả năm 2012.

Theo ủy ban Tài chính ngân sách (TCNS), thu ngân sách tính đến hết tháng 9.2012 vẫn chủ yếu phụ thuộc vào tài nguyên (dầu khí), còn thu nội địa và thu cân đối xuất nhập khẩu giảm mạnh (tổng số giảm 25.500 tỉ đồng). Nếu không có dầu thô tăng giá bù đắp chắc chắn thu ngân sách sẽ không đạt được như dự toán. Hình ảnh này hoàn toàn trái ngược với những năm trước đó khi nguồn thu luôn vượt dự toán rất cao.

Mặc dù nguồn thu khó khăn, nhưng chi ngân sách lại không thể cắt giảm so với dự toán, cũng như phong trào tiết kiệm như tuyên bố từ đầu năm của Chính phủ, ngược lại còn tăng lên nhiều, đặc biệt trong cơ cấu chi thưọng xuyên. Số liệu của Bộ Tài chính chỉ rõ, năm nay mức chi tiêu cho bộ máy quản lý hành chính, cho các sự nghiệp kinh tế - xã hội (chi thưọng xuyên) đã vượt so cùng kỳ rất cao. Cụ thể, trong báo cáo số liệu theo chuẩn quốc tế 9 tháng 2012 về NSNN, chi đầu tư phát triển chỉ tăng 5% so cùng kỳ, chi trả nợ tăng 0,5%, riêng chi thưọng xuyên tăng 20,5%. Trong tổng mức chi NSNN 9 tháng 605.000 tỉ đồng, chi thưọng xuyên chiếm tới hơn 70% (hơn 477.000 tỉ đồng), riêng chi quản lý hành chính gần 58.000 tỉ đồng. Trong khi đó năm 2011, chi thưọng xuyên 9 tháng 392.475 tỉ đồng.

 

Lo bội chi ngân sách
Năm nay mức chi tiêu cho bộ máy quản lý hành chính, chi thưọng xuyên... đã vượt so với cùng kỳ rất cao - áº¢nh: Ngọc Thắng 

 

 
 

Siết lại tất cả các khoản chi thưọng xuyên

Tại cuộc họp báo hôm qua, trao đổi với báo chí về vấn đề bội chi ngân sách, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ đức đam cho biết bội chi năm nay QH phê duyệt ở mức 4,8% GDP. Trong cơ cấu chi, có hai khoản mục quan trọng là chi đầu tư và chi thưọng xuyên. ọž các nước chủ yếu ngân sách tập trung chi thưọng xuyên, nhưng Việt Nam với đặc thù phải thực hiện nhiều chính sách đầu tư phục vụ an sinh xã hội, xây dựng điện, đường, trường, trạm kêu gọi DN quá khó khăn, nên không thể cắt vốn đầu tư đi. "Vậy tiền ở đâu ra. Chỉ còn hai cách là tăng thu và tiết kiệm chi. Tăng thu làm sao vẫn nuôi được nguồn, phải có chính sách để DN còn đường phát triển, sản xuất để thu tiếp. Cách thứ 2, cắt chi thưọng xuyên để làm lương, nhưng tất cả nguồn chi cho chương trình an sinh xã hội, y tế giáo dục đều rất công khai và cũng không thể giảm ngay biên chế xuống. Chỉ còn cách siết lại tất cả các loại chi thưọng xuyên sao cho tiết kiệm nhất có thể. Tại cuộc họp Chính phủ tháng 10, Thủ tướng chỉ đạo đi nước ngoài dứt khoát phải chặt chẽ hơn nữa từ trung ương đến địa phương và rất nhiều khoản chi khác cũng phải tiết kiệm", ông đam nói.

 

Gần 40.000 khoản chi sai

Nguyên nhân khiến ngân sách rơi vào cảnh thu ít - chi nhiều được ủy ban TCNS chỉ rõ ở hai nguồn quan trọng: chi đầu tư công, chi thưọng xuyên. Trao đổi với PV Thanh Niên, Chủ nhiệm ủy ban TCNS Phùng Quốc Hiển cho biết việc bố trí vốn đầu tư công manh mún, giải ngân vượt khối lượng thực hiện trong 9 tháng gây lãng phí ở không ít dự án. Trong xây dựng cơ bản cũng chưa khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, quyết định đầu tư không tính đến khả năng cân đối nguồn vốn, mặc dù Chính phủ đã ra chỉ thị gắn với trách nhiệm của từng người đứng đầu khi đặt bút ký phê duyệt dự án. Thứ hai, chi thưọng xuyên còn bộc lộ nhiều sự lãng phí, tốn kém, chi không hợp lý, nhiều đơn vị hoạt động đặc thù y tế, tài nguyên môi trường, giáo dục… được phân bổ ít, trong khi lĩnh vực khác phân bổ nhiều, dẫn tới nơi cần thì thiếu - nơi chưa cần lại thừa, hay chi tiêu vượt mức.

Nhưng điều đáng lo hơn cả, theo ông Hiển, đó chính là kọ· luật tài chính lọng lẻo, không nghiêm túc trong chi tiêu. Kể từ đầu năm đến nay, hệ thống Kho bạc nhà nước phát hiện 39.800 khoản chi sai, 18.400 đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục chi tiêu theo chế độ quy định. Tình trạng này biểu hiện rõ nhất trong chi thưọng xuyên, đặc biệt chi cho lễ hội, khánh tiết, hội họp, đi công tác nước ngoài… Khi mà nguồn lực hạn chế, còn nhu cầu "vô biên" thì sự thiếu kọ· luật, thiếu giám sát chặt chẽ sẽ dẫn tới hành vi "vung tay quá trán", tiêu xài hoang phí, lạm chi. "QH luôn đặt ra vấn đề tiết kiệm chi, đặc biệt là chi thưọng xuyên. Dự toán đã ấn định rồi nhưng quá trình tổ chức thực hiện vẫn phát sinh như chi tăng hội nghị, khánh tiết, mua sắm xe công, lễ hội… Chúng ta đã cảnh báo nhiều lần những khoản chi này vượt do chấp hành kọ· luật tài chính chưa nghiêm, còn nhiều lọng lẻo", ông Hiển nói.

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính, cho rằng: "Nhà nước muốn bội chi ở một mức nhất định để kích thích phát triển, nhưng bội chi trong nhiều năm qua luôn ở mức cao do bị thất thoát lãng phí quá nhiều. Nghiêm trọng hơn nhiều là việc Chính phủ còn đang phải mang Quỹ dự trữ trả nợ thay cho một số tập đoàn, tổng công ty vì phải bảo lãnh cho các đơn vị này. đặc biệt là các đơn vị đầu tư xi măng, nhà nước bảo lãnh tín dụng dễ dãi. Hậu quả là bây giọ phải bơm ngân sách ra để trả nợ thay, phải đền, trả cả lãi lẫn vốn. đó là chưa kể, các bộ ngành, địa phương "vẽ" ra nhiều dự án, lãng phí nhất là bảo tàng xây bọ không, rồi còn dự định xây dựng trung tâm vũ trụ… hàng nghìn tỉ đồng, trong khi chính sách an sinh xã hội chưa thể đảm bảo".

"Thất thoát về tham nhũng, về đầu tư công trình không cần thiết dẫn tới ngân sách lúc nào cũng bội chi. Nhưng vì tâm lý nhiệm kỳ, vì nể nang nhau nên không dám cắt, cắt ai cũng sợ", ông Hải lo ngại.

 

Ông Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu QH TP.HCM, ủy viên ủy ban Kinh tế QH:

Chính phủ nói nhiều lần tinh giản nhưng bộ máy cứ ngày càng phình ra từ trên xuống dưới. Chúng ta phải cắt giảm chi thưọng xuyên như hội họp, đi nước ngoài; chỉ nên giữ lương và trợ cấp xã hội. Các khoản chi khác phải cắt ít nhất 10% so với thực chi 2012, vì hiện còn quá nhiều khoản chi "vô tội vạ". Chúng ta vẫn phải đảm bảo chi đầu tư công theo dự toán để phát triển, nhưng nên gác lại những dự án, chương trình chưa phải đầu tư gấp, nhất là trụ sở cơ quan, mua sắm công... để dồn vốn cho đường sá, giao thông, trường học, bệnh viện đang rất bức xúc.

Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm ủy ban Tài chính - Ngân sách QH:

Chúng tôi đề nghị Chính phủ phải cố gắng thực hiện tốt chính sách chi đã ban hành. Phải hạn chế ban hành chính sách mới không tính tới khả năng thu, mỗi thứ một tí cộng vào sẽ rất lớn. Điều quan trọng nhất cân đối giữa thu - chi, còn bội chi phải khống chế, QH quy định trần nợ công, khả năng trả nợ rồi, vì vậy khi dư địa thu khó khăn càng phải thận trọng hơn khi quyết định chi. Chúng ta cần phải tái cơ cấu lại, cố gắng tránh rơi vào bội chi kép, tức vừa bị bội chi theo chu kỳ, vừa theo cơ cấu. Lần này, chúng tôi cương quyết đề nghị phải cắt giảm các khoản chi thưọng xuyên như mua sắm tài sản, du lịch, hội họp nước ngoài, khánh tiết... sẽ kiến nghị QH đưa vào Dự thảo Nghị quyết ban hành, không để tình trạng này kéo dài nữa.

Anh Vũ

BẠN đọŒC PHẢN Họ’I - COMMENT
MINH TRÍ - BMT
CHI NGÂN SÁCH TIẾT KIọ†M CHọNG LÃNG PHÍ CẦN XÓA BọŽ CÆ  CHẾ XIN CHO
 
Cơ chế xin cho đã có từ thời kỳ bao cấp, cho đến nay đã thực hiện theo cơ chế thị trường, cơ chế này vẫn tiếp tục tồn tại dưới hình thức tinh vi hơn. Khi đã nói đến từ Xin thì nghĩ đến ngay cấp dưới, còn người Cho phải là cấp trên. Thực tế hiện nay đất nước ta còn nghèo , ngân sách thu trong nước không đảm bảo chi cho sự phát triển kinh tế, do đó phải vay từ bên ngoài tập trung cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng của đất nước. Vì vậy chi ngân sách nhất là đầu tư công, chi cho bộ máy quản lý hành chính chi thưọng xuyên, cần phải hết sức tiết kiệm làm sao mang lại hiệu quả chống lãng phí .
Tình hình thu ngân sách hiện nay của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương , đa phần thu không đảm bảo chi phải được cân đối hổ trợ từ ngân sách trung ương . Một số tỉnh , thành phố có nguồn thu khá sau khi cân đối đã điều tiết về cho ngân sách trung ương , như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương vv…đã chủ động ngân sách cấp mình trong bố trí kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng hàng ngàn tọ· đồng . Còn các tỉnh thành phố còn lại thu ngân sách không đủ chi, nên phải ra các bộ ban ngành trung ương xin kinh phí để đầu tư cho địa phương mình , có nhiều địa phương ở xa phải đặt văn phòng tại Hà nội để tiện giao dịch. để khắc phục được cơ chế xin cho hiện nay, đồng thời đảm bảo sự công bằng của các địa phương , bài thuốc đó là Chính phủ phải kiên trì đẩy mạnh phân cấp ủy quyền cho địa phương các lãnh vực hết sức nhạy cảm như phân cấp ngân sách, phân cấp đầu tư công, phân cấp nguồn đầu tư xây dựng cơ bản, các loại giấy phép hiện nay cấp bộ cấp, đây là các lãnh vực rất dễ tạo sơ hở cho tiêu cực. Các bộ ban ngành cấp trên nên tập trung tăng cưọng kiểm tra, thanh tra, giám sát từng lãnh vực chuyên môn của ngành mình phụ trách, phát hiện kịp thời sai phạm ở các địa phương vi phạm pháp luật và có biện pháp xử lý chấn chỉnh đối với các địa phương cố tình vi phạm. Hiện nay các nguồn vốn đầu tư lớn đầu tập trung ở các bộ ban ngành trung ương, như nguồn các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình đầu tư từ nguồn trái phiếu chính phủ , nguồn ODA vv…Các địa phương muốn có nguồn vốn trên để đầu tư cho địa phương mình phải đi xin thôi. Như rừng tự nhiên do địa phương quản lý , muốn có chỉ tiêu khai thác gổ cũng phải ra gặp Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn để xin chỉ tiêu. Hiện nay các địa phương được sự quan tâm của trung ương đầu tư các danh mục bệnh viện cấp huyện và cấp tỉnh từ nguồn trái phiếu chính phủ , đa số các công trình đã hoàn thành trên 80% nhưng không được bộ ngành trung ương tiếp tục bố trí vốn, nên công trình không được tiếp tục thi công , mấy năm qua do thời tiết mưa nắng nên công trình bị xuống cấp rất lãng phí.
Tương tự nhiều công trình các phòng học của các trường học phổ thông, nhà công vụ giáo viên được đầu tư từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình kiên cố hóa phòng học, hiện nay cũng không tiếp tục bố trí vốn nên cũng dừng thi công vv…thực tế nếu các bộ ngành trung ương phân cấp nguồn vốn đầu tư từ các chương trình trên cho các địa phương, thì có lẽ địa phương đã chủ động xử lý, công trình đã sớm hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng rồi. Về hướng lâu dài xóa dần cơ chế xin cho, làm thế nào cho các địa phương tự cân đối được thu chi ngân sách của cấp mình, không phải ra các bộ ngành trung ương xin kinh phí nữa. để thực hiện được điều này , thì trước tiên các ngành trung ương cần tạo điều kiện cho các địa phương về cơ chế chính sách, đồng thời sớm nâng cấp đầu tư mở rộng tuyến đường quốc lộ đi qua địa phương và phân cấp cho các địa phương quản lý chủ động việc duy tu sữa chữa kịp thời các tuyến đường quốc lộ, nhằm để tạo điều kiện cho địa phương dễ dàng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư đến đầu tư ở địa phương mình. Như các tỉnh tây nguyên, duy nhẩt chỉ có tuyến đường quốc lộ 14 đi qua, nay đã xuống cấp trầm trọng, từ thành phố Hồ chí Minh đến Buôn ma thuột được khoảng cách chỉ có 350km mà phải đi cả ngày trọi, thậm chí nhiều khi bị ùn tắc giao thông thời gian đi lại còn chậm hơn nữa. Nếu như tỉnh Gia lai hay Kon tum còn xa hơn nữa thì như thế nào! thử họi các nhà đầu tư có mạnh dạn đến tây nguyên để đầu tư giúp các tỉnh này sớm phát triển hay không ?

 

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập97
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại58,956
  • Tổng lượt truy cập41,126,759
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây