đề xuất bọ quy định CSGT được sử dụng 70% tiền phạt

Chủ nhật - 04/11/2012 09:07 1.122 0
ủy ban Pháp luật của Quốc hội (QH) vừa gửi các đBQH Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Báo cáo cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này trên phạm vi cả nước còn tồn tại khá nhiều bất cập, từ việc ban hành các quy định xử phạt cho đến việc tiến hành xử phạt, việc sử dụng tiền nộp phạt của người vi phạm.

Về việc sử dụng khoản tiền nộp phạt, Báo cáo giám sát dẫn số liệu báo cáo của Chính phủ trong 3 năm qua cho thấy, tổng số tiền thu được từ xử phạt trên 6.700 tỉ đồng, phần lớn thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Hiện nay, việc quản lý và sử dụng số tiền này được thực hiện theo quy định tại một số nghị định của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, theo cơ quan giám sát, những quy định này còn bất cập, chưa phù hợp. Cụ thể toàn bộ số tiền được điều tiết 100% cho ngân sách địa phương, trong đó lực lượng công an tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông (ATGT) được trích 70%, số còn lại trích cho lực lượng thanh tra GTVT hoạt động tại địa phương với 10%, trích tiếp 10% cho Ban ATGT của tỉnh và 10% còn lại trích cho các lực lượng khác trực tiếp tham gia vào công tác trật tự ATGT tại quận, huyện, thành phố, thị xã và xã, phưọng, thị trấn.

ủy ban Pháp luật cho rằng: Các quy định nêu trên của Chính phủ và Bộ Tài chính là không phù hợp với quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng như luật Xử lý vi phạm hành chính đã được Quốc hội thông qua (tháng 6.2012) và quy định của luật Ngân sách nhà nước, làm cho việc sử dụng khoản thu này của ngân sách không tập trung, không bảo đảm mục đích thu của xử phạt vi phạm hành chính nói riêng, ngân sách nhà nước nói chung.

ủy ban Pháp luật kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bọ các quy định về quản lý, sử dụng tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính nói chung cũng như trong lĩnh vực giao thông vận tải nói riêng không phù hợp với quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật về ngân sách nhà nước.

Bảo Cầm

Ý kiến bạn đọc

MINH TRÍ - BMT
CẦN SỊM Sọ¬A đọ”I NHọ®NG BẤT CẬP HIọ†N NAY Vọ€ Xọ¬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LÃNH Vọ°C GIAO THÔNG
Vừa qua ủy ban Pháp luật của Quốc hội Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải. Báo cáo cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này trên phạm vi cả nước còn tồn tại khá nhiều bất cập, từ việc ban hành các quy định xử phạt cho đến việc tiến hành xử phạt, việc sử dụng tiền nộp phạt của người vi phạm. Nhất là việc quy định Cảnh sát giao thông tham gia giữ gìn trật tự giao thông được sử dụng 70% tiền phạt không hợp lý, nhiều bất cập đối các ngành khác. Các quy định nêu trên được Bộ Tài chính có thông tư hướng dẫn là không phù hợp với quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng như luật Xử lý vi phạm hành chính đã được Quốc hội thông qua (tháng 6.2012) và quy định của luật Ngân sách nhà nước, do vậy cần phải sửa đổi kịp thời.
Bên cạnh đó việc nộp phạt của người vi phạm cũng là vấn đề cần quan tâm, theo quy định hiện nay người vi phạm an toàn giao thông sẽ bị cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt hành chính và tạm giữ bằng lái xe ô tô, cà vẹt xe . Sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính nộp tiền phạt tại kho bạc nhà nước thì Cảnh sát giao thông mới trả lại các giấy tọ đã giữ cho người có hành vi vi phạm giao thông.
Thực tế hiện nay người tham gia giao thông khi có công việc phải đi xa, lỡ vi phạm an toàn giao thông đều mong muốn được xử lýđể được đi ngay để lo công việc của mình, trong khi đó phải nộp tiền vào kho bạc nhà nước địa điểm thì khá xa , nhiều khi trúng vào ngày nghĩ lễ tết hoặc ngày thứ bảy, chủ nhật cũng rất khó cho việc nộp tiền phạt vào kho bạc nhà nước, vì thế nhiều lái xe sẽ tìm mọi cách đưa hối lộ cho cảnh sát giao thông để được đi ngay thay vì phải đến kho bạc để nộp phạt. để tránh việc tiêu cực có thể xãy ra, Bộ Tài chính nên phát hành biên lai có giá trị như tiền, mệnh giá lớn nhọ tùy thuộc quy định mức phạt hiện nay theo Nghị định số 34/2010/Nđ-CP của Chính phủ, có thể lực lượng cảnh sát giao thông thi hành nhiệm vụ phân công một người làm nhiệm vụ thủ qũy, nhận biên lai có giá trị như tiền tại cơ quan tài chính hoặc kho bạc để làm chứng từ thanh toán với người vi phạm, có trách nhiệm nhận tiền nộp phạt của người vi phạm và kịp thời nộp vào kho bạc số tiền đã phạt trong ngày. Có như vậy sẽ hạn chế tiêu cực đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay4,305
  • Tháng hiện tại57,636
  • Tổng lượt truy cập41,238,237
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây