(NLđ) - đại lễ Phật đản Phật lịch 2556 đã được long trọng tổ chức vào ngày 5-5 tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.
Chúc mừng các vị giáo phẩm cùng toàn thể tăng ni, phật tử Phật giáo Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định đảng, Nhà nước luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, luôn tạo điều kiện cho đồng bào có đạo và chức sắc tôn giáo thực hiện tốt việc tu hành chân chính và làm tròn bổn phận của công dân đối với Tổ quốc. Phó Thủ tướng cũng bày tọ tin tưởng Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục kế thừa truyền thống hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử và tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, chia sẻ khó khăn với cộng đồng.
* Cùng ngày, Thành hội Phật giáo TPHCM đã tổ chức trọng thể đại lễ Phật đản Phật lịch 2556 tại lễ đài Tổ đình Vĩnh Nghiêm (quận 3 - TPHCM). Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch ủy ban MTTQ TPHCM Dương Quan Hà đã ghi nhận và đánh giá cao các vị chức sắc và đồng bào Phật giáo luôn thực hiện tốt tinh thần "Phụng sự đạo pháp - Phục vụ dân tộc", có nhiều cố gắng trong thực hiện tốt đường hướng hành đạo tiến bộ; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, hưởng ứng các cuộc vận động do chính quyền và MTTQ phát động.
* Cũng trong ngày 5-5, tại đảo trường Sa Lớn (thị trấn của huyện đảo trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) đại lễ Phật đản đã được long trọng tổ chức.
* Tại đà Nẵng, đại lễ Phật đản cũng được tổ chức vào sáng 5-5 tại chùa Pháp Lâm.Mùa Phật đản năm nay, tăng ni và phật tử trên địa bàn TP đà Nẵng đã tổ chức nhiều hoạt động từ thiện trị giá hàng chục tỉ đồng, hướng về nạn nhân chất độc da cam, trẻ em nghèo, bất hạnh, đồng bào vùng sâu vùng xa. Tại Huế, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức lễ hội hoa đăng trên sông Hương với 15.000 ngọn hoa đăng được thắp sáng và thả xuống dòng sông.
Y. Anh - P. Anh - V. Tạo - B. Vân
à kiến bạn đọc
Cần huy động đóng góp để xây chùa trên các đảo thuộc quần đảo trường Sa. Vừa qua đã xây dựng một số chùa trên các đảo trường Sa, sau khi hoàn thành đã có 6 vị sư thầy tình nguyện ra trụ trì. Việc làm này rất có ý nghĩa, đã tác động sâu sắc đến mỗi người dân Việt Nam, thể hiện tình cảm thiêng liêng đối với Tổ quốc. đến với đảo là niềm tự hào truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông ta, bảo vệ tấc đất tấc vàng của cha ông ta để lại. đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt nam, ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nên phát động phong trào "Vì biển đảo thân yêu" kêu gọi đóng góp xây dựng thêm nhiều chùa trên các đảo thuộc quần đảo trường Sa thuộc chủ quyền của nước ta , và hàng năm tổ chức đại lễ Phật đản tại nơi này để cầu cho quốc thái dân an. đồng thời Nhà nước nên có chương trình đón khách trong và ngoài nước đến tham quan các đảo thuộc chủ quyền của nước ta, vừa giới thiệu danh lam thắng cảnh hùng vĩ của nước ta, đồng thời xác định rõ chủ quyền biển đảo. MINH TRÃ
Những ngày rằm, ngày lễ Tết, người dân và Phật tử có thói quen đi lễ Chùa và phát tâm phóng sinh là điều tốt. Nhưng việc phóng sinh cũng cần theo một số nghi thức của nhà Phật và thể hiện nét văn hóa chốn linh thiên cũng như bảo vệ môi trường cảnh quan. Hôm qua ngày 5-5,tôi và gia đình có đi lễ Phật tại một ngôi chùa rất lớn ở ngoại thành-TP HCM. Tại đây có rất nhiều người bán chim và cá để phóng sinh, tôi thấy có một gia đình đã bọ ra một số tiền để mua chim và cá để phóng sinh nên có một số khách đi viếng chùa đứng xem,việc thả chim thì bình thưọng, nhưng khi thả cá thì có một anh thanh niên bê nguyên một thau cá hất tung xuống sông. Làm như vậy là không đúng với ý nghĩa của phóng sinh, vì phóng sinh là phải để cho con vật cảm thấy bình an thoát khọi nơi bị giam cầm, nên phải thả từ từ để chúng ung dung trở về với thiên nhiên cuộc sống tự do (nếu là Phật tử phải có thêm bài chú). Nhưng việc cần đáng nói ở đây là vấn đề văn hóa và vệ sinh môi trường, người phóng sinh mua cá đựng trong các bao nilon, sau khi thả cá xong thì vứt đầy trước cổng chùa từ trên bọ lẫn dưới sông, còn người bán chim thì thì thản nhiên cọ rửa lồng nhốt chim cũng ngay trước cổng chùa và trước mặt hàng trăm du khách, có cả khách Tây. Theo tôi thấy, việc phóng sinh như vậy là không đúng với nghi thức của nhà Phật, nên công đức cũng không được bao nhiêu lại góp phần làm hủy hoại môi trường và tạo cảnh bát nháo nơi chốn tôn nghiêm. Trong chúng ta ít ai biết rằng giáo lý nhà Phật luôn răn dạy con người phải biết bảo vệ muôn loài và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên luôn được trong lành, mà theo cách nói của khoa học gọi là bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Người đi viếng Chùa thì rất đông nên không tránh khỏi chuyện mất trật tự và xã rác bừa bãi gây ô nhiễm, làm mất cảnh quan thanh tịnh nơi cửa thiền. Riêng đối với người Phật tử khi đã khoác lên mình chiếc áo màu lam thì mọi việc ăn uống, đi đứng nằm ngồi, ngủ nghỉ đều phải tuân thủ theo đúng Oai nghi tế hạnh của nhà Phật. Trong lời dạy của nhà Phật có câu: Tần tảo già lam địa, thời thời phước huệ sanh (siêng năng quét chùa thì phước đức và trí huệ sẽ sanh khởi). Vì vậy, người đến chùa mà xả rác bừa bãi, đi đứng ăn uống làm náo động sẽ bị tổn hại công đức,trong khi mong cầu của chúng ta là đến chùa lễ Phật cúng dưọng để tăng thêm công đức. Nam mô A Di đà Phật-đôi lời nhắn gởi khi bước chân vào cổng Tam quan để viếng chùa lễ Phật cần lưu ý. (Phật tử Nhựt Thiện-TP HCM)