Luật Biển VN: Phù hợp với luật pháp quốc tế

Thứ năm - 19/07/2012 11:16 1.798 0
Luật Biển Việt Nam là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng, bảo vệ chủ quyền, đặc biệt là tạo hành lang phát triển kinh tế biển

 

Việt Nam có chiến lược phát triển về biển đến năm 2020 và các giải pháp, cơ sở pháp lý thực thi. Luật Biển đóng vai trò là trục pháp lý quan trọng, giải quyết các vấn đề liên quan; phục vụ công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam. 
Chứng minh trách nhiệm của Việt Nam
Việc Quốc hội thông qua Luật Biển không chỉ là đòi họi của thực tiễn mà hoàn toàn phù hợp luật pháp quốc tế. Việc ra đọi của Luật Biển làm rõ các mối quan hệ pháp lý để tạo hành lang cho những cơ sở pháp lý khác. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, Luật Biển góp phần khẳng định chủ quyền lãnh hải, phục vụ việc sử dụng quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và xác định rõ phạm vi, lãnh hải của mình.
đây cũng là quyền, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền trên cả đất liền và bọ biển của một quốc gia. Với việc thông qua Luật Biển, Việt Nam đã khẳng định cho cộng đồng quốc tế thấy: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.
Tái khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, trường Sa
Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển đã tạo ra phản ứng từ phía Trung Quốc. Họ cho rằng Luật Biển của Việt Nam "vi phạm chủ quyền" của phía Trung Quốc.
Biểu hiện rõ nhất là thông báo ngày 23-6-2012 của Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC), phân lô vùng biển ngay trong khu vực thềm lục địa ngoài khơi bọ biển miền Trung và miền Nam Việt Nam, rồi mọi quốc tế đấu thầu khai thác 9 lô dầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, kể cả tại những nơi đã được Việt Nam giao cho các tập đoàn nước ngoài như Exxon Mobil của Mỹ hay Gazprom của Nga thăm dò từ trước.

Cột mốc chủ quyền quốc gia trên đảo Sơn Ca, quần đảo trường Sa của Việt Nam. Ảnh:THẾ DŨNG
Bên cạnh đó là một loạt hành động hù dọa như cử 4 tàu hải giám tuần tra tại vùng quần đảo trường Sa - nơi Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền với Việt Nam và Philippines; nâng cấp đơn vị quản lý các quần đảo Hoàng Sa, trường Sa và Trung Sa mà họ tự nhận chủ quyền rồi loan báo đặt bộ chỉ huy quân sự ở đơn vị này…
đáp lại phản ứng của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố rõ ràng: "đây là một hoạt động lập pháp bình thưọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cưọng hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới".
Các khu vực mà CNOOC thông báo mở thầu quốc tế nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo UNCLOS 1982. Việc phía Trung Quốc ngang nhiên mọi thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm UNCLOS 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở biển đông. 
Những hành động này của Trung Quốc đã gặp phải sự phản ứng quyết liệt không chỉ của Việt Nam mà cả dư luận quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, trong khi Trung Quốc đã tiến hành một loạt hành động để áp đặt các đòi họi chủ quyền của họ trên gần như toàn bộ vùng biển đông, việc Việt Nam công bố Luật Biển, khẳng định rõ chủ quyền của mình trên các vùng biển, đảo ở biển đông là cơ sở pháp lý quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo chính đáng của mình. đó là sự tái khẳng định chính thức nhất về chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và trường Sa bất chấp sự chiếm đóng bằng vũ lực phi pháp của Trung Quốc.
Trước sự biến động của tình hình hiện nay ở biển đông, việc sớm công bố Luật Biển Việt Nam là bước đi cần thiết phục vụ quá trình tiến ra biển, là công cụ để thực hiện chính sách biển trong tình hình mới nhằm mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Nội dung Luật Biển Việt Nam nhấn mạnh quan điểm tuân thủ UNCLOS và chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình là một bước đi tích cực, sẽ tranh thủ được hậu thuẫn của quốc tế để chống lại các yêu sách phi lý của Trung Quốc.
Khẳng định trách nhiệm đối với Tổ quốc
Trong tương lai, Luật Biển Việt Nam sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các bước tiến của Việt Nam trên con đường chinh phục biển và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên biển, vì một nước Việt Nam mạnh về biển trong tương lai gần, theo đúng lộ trình Chiến lược biển của Việt Nam đến năm 2020.
Trên cơ sở đó, việc công bố và tuyên truyền mạnh mẽ Luật Biển sâu rộng vào lúc này là hết sức cần thiết nhằm khẳng định trách nhiệm và là nghĩa vụ của mọi người dân trong việc bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc; bảo vệ tài nguyên quý giá trên đất liền, trên biển... mà các thế hệ cha ông đi trước đã tốn bao công sức mới giữ gìn và bảo vệ được cũng như làm tăng niềm tin của dân vào chính quyền các cấp, qua đó góp phần thực hiện tốt chương trình biển - đảo và biên giới năm 2012 của Chính phủ đề ra.
 
 
TS TRẦN NAM TIẾN (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển và đảo - trường đH

Ý kiến bạn đọc

MINH TRÍ
19/07/2012 10:24
MUọN BẢO Vọ† CHủ QUYọ€N BIọ‚N đáº¢O PHẢI CÓ Lọ°C LƯọ¢NG BẢO Vọ† Bọœ BIọ‚N NGđ‚N CHẶN. Ngày 21/6 Quốc hội đã thông qua luật biển, Luật Biển Việt Nam là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng, bảo vệ chủ quyền, đặc biệt là tạo hành lang phát triển kinh tế biển. thời gian vừa qua Trung Quốc liên tục có những hành vi gây hấn mới trên biển đông. Lúc 10g ngày 12-7 (giọ Việt Nam), Trung Quốc xua 30 tàu cá đến khu vực gần đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo trường Sa của Việt Nam. Vào ngày 15 và 16-7 hai tàu cá đều xuất phát từ thành phố Uy Hải, tỉnh Sơn đông, xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Nga trên biển Nhật Bản, cụ thể là ngoài khơi vùng Primorsky thuộc Viễn đông. Lực lượng Bảo vệ bọ biển Nga đã nhiều lần nổ súng cảnh cáo nhưng tàu cá Trung Quốc vẫn cố tình bọ chạy, buộc tàu Nga phải nổ súng thẳng vào tàu Trung Quốc nhưng không gây thương vong cho ngư dân trên tàu, đã lần lượt bắt giữ hai tàu cá Trung Quốc. Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế, đây là hành động không thể chấp nhận được. Bộ ngoại giao nước ta đã nhiều lần lên tiếng phản đối nhưng Trung Quốc vẫn cứ tiếp tục vi phạm. để bảo vệ được chủ quyền biển đảo, vùng đặc quyền kinh tế của nước ta cần tổ chức lực lượng thưọng trực có trang thiết bị hiện đại để bảo vệ bọ biển như nước Nga, đề nghị các lực lượng Cảnh sát biển, biên phòng tăng cưọng tuần tra, nếu phát hiện các tàu lạ các nước khác đến xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, cần thiết phải kiên quyết bắt giữ các tàu vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.           

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay4,049
  • Tháng hiện tại74,260
  • Tổng lượt truy cập41,254,861
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây