Luật sư "châm ngòi" khiếu kiện: Cần xử lý nghiêm!

Thứ ba - 19/06/2012 08:54 1.481 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Thực tế cho thấy, có những luật sư không được đào tạo bài bản, không đảm bảo tư cách đạo đức đã tổ chức, hoặc "châm ngòi" khiếu kiện. Do đó cần có quy định và xử lý nghiêm những trường hợp này.

 

Buổi thảo luận tại hội trường chiều 19/6 còn rất nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh dự thảo Luật Luật sư. đB Nguyễn Minh Kha, đoàn Cần Thơ phản ánh thực trạng tại nhiều địa phương, mặc dù vụ việc đã được cơ quan chức năng giải quyết theo quy định, nhưng giới luật sư lại cố tình "châm ngòi" để người dân đi khiếu kiện. "Không ít những vụ việc giới luật sư cầm đầu, hướng dẫn người dân đi khiếu kiện. Những đối tượng này cần xử lý nghiêm để đảm bảo tính răn đe" - đB Kha kiến nghị.

đB Lương Văn Thành, đoàn TP Hải Phòng cho rằng, luật sư là một nghề cao quý. Vì thế các trường hợp đã từng bị kết án không nên cho phép được hành nghề luật sư.

Luật sư

Còn nhiều tranh cãi xoay quanh những quy định trong dự thảo Luật Luật sư

"Ngoài chuyên môn nghiệp vụ, luật sư phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt. Khi đã bị kết án, dù nặng hay nhẹ cũng đều là những người phạm tội, được coi như không có phẩm chất đạo đức tốt. Nếu đã từng phạm tội mà vẫn được đứng lên bào chữa sẽ không phù hợp", đB Thành nói.

Bên cạnh đó, đB Thành cũng kiến nghị, trong Luật Luật sư phải có quy định cụ thể đối với những trường hợp vi phạm chế tài. Nếu vi phạm luật, tùy mức độ nặng nhẹ sẽ tiến hành thu hồi thẻ, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vị đB này dẫn dụ, nhiều trường hợp luật sư nhận bào chữa nhưng không đến dự phiên tòa xét xử, phải tạm hoãn, gây lãng phí.

Chia sẻ về quy định giảng viên có được quyền hành nghề luật sư hay không? đB Thành khuyến nghị cần cân nhắc giữa lợi ích của giáo viên, giảng viên tham gia làm luật sư bào chữa với lợi ích của xã hội khi tổ chức phiên tòa xét xử. "Giảng viên làm công tác giảng dạy, hãy tập trung vào để hoàn thành công tác chuyên môn. Không nên quy định cho phép giảng viên được bào chữa tại các phiên tòa".

Người tập sự không được bảo chữa tại phiên tòa, nhiều ý kiến không đồng tình. Ngược lại cũng có nhiều ý kiến lại ủng hộ với lý do "một người tập bơi nếu không cho xuống nước thì sẽ chẳng bao giọ bơi được".

Xoay quanh vấn đề này, cũng có ý kiến cho rằng chỉ cho phép giảng viên được tham gia tư vấn chứ không được đứng lên bào chữa. Phương án này đang được nhiều nước thực hiện, và chúng ta cũng có thể làm như thế để đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên.

đB đào Thị Xuân Lan, đoàn Hưng Yên kiến nghị nên cho phép người đang giảng dạy được hành nghề luật sư vì Luật Viên chức không có quy định cấm làm thêm ngoài giọ làm việc. Mặt khác giảng viên cũng không phải đứng lớp cả giọ hành chính. đồng thời còn giúp họ tích lũy kinh nghiệm, nâng cao chất lượng hành nghề luật sư.

Còn rất nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh những quy định trong dự thảo Luật Luật sư. Tuy nhiên, đa số các ý kiến đều thống nhất việc ban hành Luật Luật sư là rất cần thiết để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Nguyễn Dũng

Nguồn tin: infonet.vn

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay4,049
  • Tháng hiện tại74,583
  • Tổng lượt truy cập41,255,184
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây