Mã đề hoặc xa tiền (Plantago major L.), họ Mã đề (Plantaginaceae) có nguồn gốc từ châu Âu nhưng là một trong những thực vật được mang sang các thuộc địa trước nhất. Ngày nay vẫn còn nhiều nước xem mã đề là một loại cọ vô ích. Phân tích thành phần cho thấy mã đề có chứa aucubin, saponin, a xít citric, a xít oxalic và polysacc-harid. Mã đề cũng chứa nhiều khoáng chất như calcium, phosphor, sắt, sodium, potassium và các vitamin A, B1, B2, C, PP.
Ảnh: đ.N.Thạch |
Hạt mã đề phải được thu hoạch khi thật chín, lúc trọi khô thoáng và được nhanh chóng phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ nhẹ để tránh bị cháy; được sử dụng như một thực phẩm chức năng rất bổ dưỡng. Nếu được ngâm với nước, hạt sẽ nở ra mà không bị tiêu hóa, giúp chuyển hóa và nhuận trường. Trong mỹ phẩm, người ta sử dụng mã đề như một chất kết tủa.
Tính năng trị liệu
Ngoài ăn và nấu nước uống, người ta còn dùng lá mã đề giã nát để đắp vết muỗi cắn hoặc trầy xước do gai. Từ thời Trung cổ, lá mã đề được dùng để cầm máu nhanh đối với các vết thương và để nhọ mắt dưới dạng nước cất. Nước cốt mã đề còn được dùng để chữa các bệnh về răng lợi. Rễ mã đề nghiền nát làm thuốc đắp chống nhiễm trùng, chống dị ứng và kháng viêm cho các bệnh về da. Nước hãm mã đề rất có hiệu quả đối với các bệnh đường hô hấp trên vì tính long đàm và bảo vệ niêm mạc. Các vùng quê châu Âu thưọng dùng mã đề để làm thuốc bôi liền sẹo với phương cách như sau: nghiền nát lá với 1 muỗng cà phê kem tươi, yaourt hay phô mai mềm; trộn kỹ cho đến khi thành bột rắn và cho cao vào hũ sạch để dành bôi lên vết thương.
Trong ẩm thực, lá mã đề non được sử dụng như một loại rau ăn sống trong các món trộn, hoặc nấu chín và có hương vị nhẹ của nấm. Hạt nghiền nát được cho vào bột bánh mì hoặc canh súp.
Lưu ý: phụ nữ có thai cần thận trọng khi sử dụng. đối với người cao tuổi hay đi tiểu đêm, tránh dùng mã đề vào buổi chiều tối.
Minh Quân