|
đến 2016, Quốc lộ 1 sẽ mở rộng với 6 làn đường. (Ảnh: internet) |
"Chính phủ giao Bộ phải làm nhanh để phục vụ cho những năm tới và sẽ cơ bản hoàn thành toàn tuyến từ Hà Nội đến Cần Thơ vào cuối năm 2016. Riêng, cao tốc Bắc-Nam cũng sẽ được đầu tư song song nhưng đầu tư có trọng điểm chứ không phải toàn tuyến và từ nay đến năm 2030 mới có thể hoàn chỉnh hệ thống cao tốc Bắc-Nam", ông trường cho biết.
Theo ông trường, đề án mở rộng Quốc lộ 1 từ Hà Nội đến Cần Thơ có chiều dài 1.100 km mà không tính đến các tuyến đường quốc lộ đã được mở rộng. Phương án này có nhu cầu đầu tư lớn trong khoảng thời gian ngắn nên phải có cơ chế đặc thù về nguồn vốn, giải phóng mặt bằng và sự ủng hộ của các địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng.
Thứ trưởng trường cũng cho rằng, Quốc lộ 1 là tuyến đường mở rộng nên kỹ thuật xây dựng sẽ không quá phức tạp. Bộ sẽ huy động đơn vị có năng lực tài chính, kỹ thuật của Bộ Xây dựng, Giao thông, các ngành khác hoặc công ty tư nhân để thực hiện đồng loạt dự án.
Hiện nay, các dự án giao thông đang gặp nhiều khó khăn về việc huy động nguồn vốn cho nên thách thức trong việc tạo nguồn vốn đầu tư mở rộng Quốc lộ 1 là không nhọ. để giải quyết bài toán này, Thứ trưởng trường cho biết: "Vốn xây dựng thì bằng nội lực Nhà nước, thu phí hoàn vốn (BOT).
Nhiều ý kiến cho rằng việc thực hiện phương án trên một số đoạn mở rộng sẽ làm giảm tính hấp dẫn của các dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam, ông trường quả quyết, đường cao tốc Bắc-Nam với thời gian xây dựng dài, vốn đầu tư lớn chủ yếu bằng vốn ODA và Trái phiếu chính phủ nên dự án này từ nay 2030 mới có thể hoàn chỉnh hệ thống cao tốc Bắc Nam.
Tại cuộc họp Thưọng trực Chính phủ về đề án mở rộng quốc lộ 1 giai đoạn 2012-2020, Theo chỉ đạo của Thủ tướng quy mô toàn tuyến từ Hà Nội đến Cần Thơ gồm 4 làn cho xe cơ giới, 2 làn cho xe máy và có giải phân cách cứng ở giữa; riêng các đoạn đã mở rộng, một số đoạn qua đô thị đã có quy mô 4 làn cho xe cơ giới hoặc tuyến tránh sẽ xem xét ở bước sau. Việc phân kỳ đầu tư chia thành các đoạn, sắp xếp thứ tự ưu tiên hợp lý theo nhu cầu cấp thiết và khả năng huy động vốn để lập dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) có sự tham gia vốn của Nhà nước. |
V.D (Theo TTXVN)