đây là phong cách hát không cần nhạc đệm, người hát sẽ dùng chính giọng của mình để tạo ra những âm thanh của các loại nhạc cụ khác nhau và kết hợp bè phối cho nhau. Chính vì thể loại này đòi họi những kỹ năng tương đối khó nên hiện vẫn còn rất mới mẻ đối với giới trẻ trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, với niềm đam mê, một số bạn trẻ ở Chư Jút đã từng bước tìm tòi, tiếp cận phong cách âm nhạc mới mẻ này. Trên cơ sở đó, họ đã thành lập nhóm Acapella thưọng xuyên sinh hoạt, luyện tập và tham gia nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng của địa phương.
|
Nhóm Acapella Chư Jút trình diễn bài hát "Trống cơm" tại Hội diễn nghệ thuật quần chúng tỉnh đắk Nông. Ảnh: Y KRăk |
Nhóm Acapella ở Chư Jút này có 5 thành viên; trong đó, 1 người làm công tác văn hóa, 3 người là giáo viên và 1 người là sinh viên. Mỗi thành viên đều có những công việc riêng, nhưng điểm chung ở họ là đều yêu thích và muốn thử sức với phong cách âm nhạc mới. Theo anh Nguyễn Xuân Tấn, công tác tại Phòng Văn hóa- Thông tin huyện, thành viên của nhóm thì mặc dù nhóm chỉ mới chính thức được thành lập từ đầu năm 2012, nhưng trước đây, các thành viên đã thưọng xuyên gặp gỡ trong các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ quần chúng ở địa phương. Tại đây, họ phát hiện bản thân có đôi chút năng khiếu, hiểu biết và sở thích đặc biệt đối với thể loại âm nhạc này nên thưọng tìm đến nhau để trao đổi và luyện tập. thời gian luyện tập của nhóm cũng khá hạn chế, thưọng chỉ vào buổi tối hoặc những ngày cuối tuần. Việc luyện tập cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong thời gian đầu. Mỗi thành viên đều có những chất giọng riêng nên nhóm phải nghiên cứu, trao đổi và định hướng lối hát cho từng người để phù hợp với yêu cầu của từng bài hát. Trên cơ sở đó, mỗi thành viên phải nỗ lực hết mình trong luyện tập nhằm mang lại hiệu quả cao trong biểu diễn. Anh Tấn cho biết: "để hát được thể loại này, ngay chính những nghệ sỹ Acapella chuyên nghiệp cũng phải có khả năng thẩm âm và kỹ thuật xướng âm, thanh nhạc rất tốt. Tuy nhiên, bằng niềm đam mê của mình, chúng tôi vẫn cố gắng tiếp cận, luyện tập và đem đến cho mỗi bài hát một sắc thái hoàn toàn mới lạ". được biết, đến nay, nhóm đã luyện tập được khá nhiều bài dân ca theo phong cách Acapella như: Bèo dạt mây trôi, Trống cơm, Hơ Jen lên rẫy... Nhiều bài hát đã được chọn để tham gia trình diễn tại các hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng của huyện, tỉnh và đạt giải cao. Nhóm cũng thưọng xuyên được mọi đi hát tại các đám cưới, tiệc vui ở địa bàn, đem lại nhiều sự mới lạ, niềm thích thú cho công chúng. Anh Huỳnh Quốc Tú, một thành viên của nhóm hào hứng cho biết: "Vì tham gia nhiều đám cưới, đám họi nên các thành viên trong nhóm đã trở nên quen thuộc với người dân. Nhiều ban nhạc phục vụ đám cưới cũng nói đùa rằng nhóm Acapella đang dần chiếm hết "đất sống" của họ".
Ngoài việc chia sẻ sở thích và niềm đam mê âm nhạc, việc sinh hoạt, luyện tập Acapella còn giúp các thành viên có điều kiện để thư giãn và giải tọa áp lực sau những giọ làm việc căng thẳng. Anh Trần Văn Dương, thành viên của nhóm tâm sự: "Hiện nay, sân chơi của giới trẻ nông thôn rất thiếu thốn. Vì vậy, việc tập hợp thanh, thiếu niên cùng chung sở thích tham gia những đội, nhóm hay câu lạc bộ... là điều hết sức cần thiết. đối với bản thân mình, việc luyện tập trong nhóm Acapella đã phần nào tạo cho mình niềm vui, tinh thần phấn khởi để tiếp tục công việc tốt hơn. Điều đáng nói, hầu hết các thành viên đều là giáo viên, cán bộ văn hóa nên nhóm có điều kiện tốt nhất để truyền bầu nhiệt huyết, niềm đam mê âm nhạc đến các thế hệ trẻ, góp một phần nhọ đưa phong trào văn nghệ quần chúng ở địa phương ngày càng phát triển".
Có thể thấy, với sự sáng tạo, lôi cuốn trong từng bài hát, hoạt động của nhóm hát Acapella đã bước đầu thu hút được sự quan tâm của đông đảo người nghe, góp phần làm đa dạng, phong phú đọi sống tinh thần của giới trẻ.
Vũ Trang