đó là thông tin vừa được Bộ Nội vụ công bố tại cuộc Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2003 đến nay và định hướng cải cách cho giai đoạn 2012-2020.
Từ năm 2003 đến nay, mức lương tối thiểu áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức đã được điều chỉnh 7 lần, từ 210.000 đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng, tức là tăng thêm 295,2%, cao hơn mức tăng chỉ số giá tiêu dùng trên 142%.
Các báo cáo tại Hội thảo cho thấy, việc điều chỉnh này còn chậm hơn nhiều so với khu vực doanh nghiệp và chưa theo kịp thực tế cuộc sống.
Mức lương tối thiểu 830.000 đồng/tháng áp dụng đối với cán bộ, công chức hiện nay chỉ bằng 59,3% lương trung bình của xã hội ở vùng IV - vùng thấp nhất, và bằng 41,5% vùng I - vùng cao nhất.
Ông đoàn Cưọng, Vụ trưởng Vụ Tiền lương Bộ Nội vụcho rằng: "Thị trường thì do người lao động và chủ sử dụng tự thọa thuận căn cứ vào biến đổi của thị trường, còn đối với công chức nhà nước thì hưởng lương theo ngân sách nhà nước cấp. Và tiền lương từ ngân sách thì căn cứ vào việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu theo hệ số của họ. Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu của ta thì còn chậm và ở mức thấp, cho nên so sánh ra thì rõ ràng 2 cái mức này không tương ứng với nhau, dẫn tới là tiền lương của công chức là thấp so với khu vực ngoài".
Hội thảo cũng đã đề xuất một số định hướng cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2012-2020. Theo đó, tiền lương của cán bộ, công chức phải hợp lý trong mối tương quan với khu vực thị trường để bảo đảm cho cán bộ, công chức sống được bằng tiền lương ở mức trung bình khá để họ gắn bó với bộ máy nhà nước và làm tròn trách nhiệm công vụ của mình.
Bộ Nội vụ đã đề xuất đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính và tiền lương đối với khu vực sự nghiệp công lập, cho phép thu phí dịch vụ để tự hạch toán thu-chi, nâng cao chất lượng, phát triển hoạt động để vừa phục vụ tốt hơn nhu cầu của xã hội, vừa tự cân đối nguồn thu.