Vì sao lương công chức thấp?

Thứ hai - 26/09/2011 02:17 1.834 0

Lương thấp nên

Lương thấp nên "chân ngoài dài" Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, hiện nay, lương của công chức chỉ đảm bảo nhu cầu tối thiểu về chi tiêu thực phẩm, chứ chưa đảm bảo các nhu cầu khác như nhà ở
Do lạm phát cao, bộ máy hành chính hô hào tinh giản nhưng lại "phình to", chính sách mang nặng tính bình quân.

Lương thấp nên "chân ngoài dài"

 

Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, hiện nay, lương của công chức chỉ đảm bảo nhu cầu tối thiểu về chi tiêu thực phẩm, chứ chưa đảm bảo các nhu cầu khác như nhà ở.

 

Vì vậy đã không thu hút nhiều người tài vào làm trong các cơ quan Nhà nước, hoặc có người tài nhưng họ chưa toàn tâm, toàn ý tập trung vào thực hiện nhiệm vụ công vụ, dẫn đến chất lượng xây dựng thể chế có phần bị hạn chế. Nhiều văn bản pháp quy phải sửa ngay khi ban hành.

 

Theo Bộ Nội vụ, một số người đã từ bọ làm việc Nhà nước do chính sách đãi ngộ không đủ giữ họ ở lại.

 

Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng viện Lao động - Xã hội nhận định, có không ít người vào Nhà nước vì yếu kém về năng lực, không thể tìm được việc làm khu vực doanh nghiệp; có nhiều người là phụ nữ cần có việc làm ổn định, để có thời gian cho gia đình, cũng có những người vào bộ máy Nhà nước để mưu cầu lợi ích riêng…

Hệ quả nghiêm trọng về tiền lương thấp, theo đánh giá của Bộ Nội vụ, việc công chức không chấp hành làm việc 8 giọ tại công sở diễn ra phổ biến ở tất cả các cấp; do thu nhập thấp, cán bộ, công chức tìm mọi cách, mọi việc có thể làm để tạo ra thu nhập; nhiều người không chú trọng đến công việc chung, mà chỉ chỉ muốn làm các việc cụ thể liên quan đến nhân sự, tài chính, đất đai…trực tiếp với dân, với doanh nghiệp để có điều kiện nhũng nhiễu, hạch sách.

 

Từ đó có thêm thu nhập, đảm bảo cuộc sống. Nên dẫn đến tình trạng phân hoá giàu nghèo xảy ra ngay trong nội bộ đội ngũ cán bộ, công chức. Xuất hiện nghịch lý "lương không đủ sống nhưng nhiều người sống đàng hoàng, lương thấp nhưng rất khó vào biên chế"…

 

Vì đâu?

 

Trước thực trạng trên, Bộ Nội vụ đã chỉ ra nhiều nguyên nhân hạn chế trong cải cách tiền lương:

 

Tuy đã có nhiều Nghị quyết về việc cải cách tiền lương nhưng việc thể chế hoá và tổ chức triển khai thực hiện vẫn chưa như ý muốn.

 

Nhất là khi khủng hoảng và suy thoái kinh tế làm kinh tế nước ta phát triển chưa bền vững, hiệu quả đầu tư chưa cao…nên lạm phát còn cao; làm giảm hiệu quả của những đợt tăng lương.

 

Mặt khác, các ngành, các cấp chưa quyết tâm theo mục tiêu chung mà còn chú ý đến lợi ích riêng của ngành nên không chú trọng tinh giản biên chế mà còn đề nghị tăng thêm tổ chức, số lượng cán bộ, công chức…dẫn đến đối tượng hưởng lương và trợ cấp ngày một tăng nhưng năng suất và hiệu quả hoạt động công vụ không cao.

 

Bên cạnh đó, việc giải quyết chính sách tiền lương còn dàn trải, bình quân, chưa tách được giải quyết chính sách bảo hiểm và trợ cấp ưu đãi với người có công. Việc đổi mới tiền lương còn mang tính chắp vá, không đồng bộ.

 

Chính vì thế, ông đặng Như Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Uọ· ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, chúng ta nên cắt giảm 40% công chức - viên chức, để bộ máy Nhà nước tinh gọn và có điều kiện cải cách tiền lương.


 

Nguồn tin: VTC News

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay2,377
  • Tháng hiện tại15,049
  • Tổng lượt truy cập40,977,922
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây