|
Người dân sống ở khu vực Hòa Minh (quận Liên Chiểu) lo nhất bởi nơi đây được ngành y tế TP thông báo là phát hiện có loại muỗi này. Thông tin về "muỗi lạ" khiến người dân đứng ngồi không yên. "Cũng biết là tới mùa dịch sốt xuất huyết, nhưng nghe có muỗi lạ thì lo quá, không biết cách phòng ngừa thế nào, nhất là đối với trẻ nhọ", anh Nguyễn Thanh Sơn, trú tại đường Tôn đức Thắng (Q.Liên Chiểu), bày tọ.
Phóng viên Thanh Niên đã tìm đến Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm, Trung tâm y tế dự phòng đà Nẵng, nơi có kết quả xác định loại muỗi này xuất hiện ở vùng Hòa Minh sau khi tiến hành điều tra dịch tễ. BS Dương Ấm Mậu, Phó khoa, cho hay trên thực tế, muỗi Aedes albopictus hoàn toàn không phải là... muỗi lạ. Loại muỗi này năm 1894 đã từng được một nhà côn trùng người Êc mô tả, và còn có tên gọi là muỗi hổ châu à (Asian tiger mosquito). Tại Việt Nam, vùng phía Bắc, muỗi hổ từng xuất hiện và người Việt gọi là muỗi vằn. Tuy nhiên, mức độ dày đặc và gây bệnh hiện nay tại Việt Nam vẫn là loại muỗi Aedes aegypti chiếm tọ· lệ cao. Tại đà Nẵng, qua kiểm tra dịch tễ, chỉ mới phát hiện một vài cá thể nhọ muỗi hổ châu à tồn tại, còn đa phần vẫn là muỗi Aedes aegypti.
Theo ông Mậu, thông tin loại muỗi lạ dễ gây tử vong cho người là hoàn toàn không có cơ sở. "Hiện nay tại đà Nẵng, dịch sốt xuất huyết cũng chỉ xuất hiện cầm chừng, từ đầu năm đến nay chỉ 105 ca, tập trung chủ yếu từ tuần thứ 33 đến tuần 36, bình quân mỗi tuần 9-10 ca. Ngành y tế dự phòng cũng tập trung mọi nguồn lực để nhanh chóng phun hóa chất, dập dịch tại các ổ dịch xuất hiện bệnh. Vì vậy, người dân không nên quá âu lo và nghe những tin đồn không hay. Việc cần thiết của mỗi hộ gia đình là giữ vệ sinh nơi cư trú, không để xuất hiện ao tù, nước đọng", ông Mậu khẳng định.
Diệu Hiền
Nguồn tin: Thanhnien