Mỹ ra điều kiện để Nga-Trung vào TPP

Thứ tư - 25/05/2016 01:19 626 0
Mỹ sẵn sàng mở rộng hình thức hợp tác trong khuôn khổ TPP nếu các nước mong muốn hợp tác, đáp ứng được các tiêu chí để ký kết hiệp định.

Đó là tuyên bố của ông Stefan Seling, Thứ trưởng Thương mại Mỹ. Theo đó, để có thể hợp tác cùng Mỹ trong khuôn khổ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Trung Quốc cần phải giải quyết vấn đề tái sản xuất và Nga là “chung sống hòa bình cùng Ukraine”.

Hiệp định này, theo Seling, đưa ra các tiêu chí cao nhất để hợp tác và là hiệp định hoàn toàn mở. Tham gia vào hiệp định này có thể là bất cứ quốc gia nào “đáp ứng được các tiêu chí của hiệp định và nhận được sự ủng hộ của 12 quốc gia thành viên”.

My ra dieu kien de Nga-Trung vao TPP 
Mỹ đặt điều kiện để Nga-Trung tham gia vào TPP

“Trong nhiều trường hợp, chúng tôi phải thông qua các biện pháp cải cách kinh tế. Quá trình này phục vụ lợi ích không chỉ cho các quốc gia thành viên, cho Mỹ mà còn cho toàn bộ nền kinh tế thế giới. Chúng tôi mong muốn tất cả các quốc gia muốn hợp tác trong khuôn khổ TPP nghiên cứu điều này”, Seling trả lời báo chí ở New York.

Nói về quan hệ đối tác với Bắc Kinh, Seling nhấn mạnh đến tính sản xuất dư thừa trên thị trường Trung Quốc, điển hình là trong ngành sản xuất thép và nhôm. Theo Seling, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường thế giới và Mỹ.

“Chúng tôi đã mất 14 nghìn việc làm từ năm 2015, một loạt doanh nghiệp sản xuất thép đã phải đóng cửa và đây là điều không thể chấp nhận. Mỹ sẽ làm mọi cách để bảo vệ các doanh nghiệp này", ông Seling nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi, liệu Nga phải đáp ứng các điều kiện gì để hợp tác với TPP, ông Seling cho rằng Nga cần phải giải quyết vấn đề quan hệ với Ukraine.

“Rõ ràng, mục đích của chúng tôi là muốn Nga ngừng làm mất ổn định tình hình Ukraine để tạo ra một châu Âu mà ở đó, quan hệ thương mại của cả hai nước đều được phát triển. Nga và Ukraine có thể cùng tồn tại hòa bình để tiến hành các hoạt động trao đổi thương mại với nhau và với các đối tác châu Âu, với chúng tôi”, Seling tuyên bố.

Cuối năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng tiết lộ, Mỹ đã ngỏ lời mời Nga và Trung Quốc tham gia TPP nếu hai nước này đồng ý mở cửa hợp tác.

Vào thời điểm đó, bình luận về động thái của Mỹ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu tỏ ra ngạc nhiên trước động thái này của Mỹ bởi trước đây, chính quyền của Tổng thống Barack Obama muốn thiết lập nên TPP với mục đích tái cân bằng châu Á và TPP ban đầu được coi như một công cụ để đối phó với sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc.

"Bây giờ Mỹ lại mời Trung Quốc tham gia vào TPP, nghĩa là chiến lược tái cân bằng châu Á có lẽ đã được chuyển sang một hướng khác, mà hướng này không phải đối đầu với Trung Quốc nữa mà là để trung hòa sức mạnh của Trung Quốc bằng cách mời Trung Quốc gia nhập trận đồ mới. Việc này có thể là một giải pháp tốt khi Trung Quốc và Nga là lực lượng kinh tế có ảnh hưởng lớn trên thị trường. Việc Mỹ đồng hành với Trung Quốc và Nga có thể là sự xoay chiều trong định hướng mới của Mỹ.

Tôi nói đây là điều tốt vì khi đối đầu có nghĩa là có xung đột, mà trong xung đột về quyền lợi kinh tế thường có bên thua và bên thắng. Bây giờ thay vì đối đầu lại trung hòa sức mạnh các lực lượng đối kháng và nó có thể trở thành ván bài "win-win", cả hai bên cùng thắng.

Ngoài ra, TPP bao gồm cả những lực lượng kinh tế mới như Nga, Trung Quốc có thể sẽ trở thành xu hướng phát triển mới của thế giới vì định hướng của TPP vẫn là định hướng thị trường tự do, tức định hướng của chế độ tư bản. Nếu Trung Quốc và Nga  tham gia cuộc chơi này có thể nó sẽ dẫn kinh tế toàn cầu sang một trang mới, một thị trường tự do rộng lớn", TS Nguyễn Trí Hiếu phân tích.

Còn chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới cho rằng, Mỹ muốn hợp tác càng đông thì thị trường càng rộng mở tuy nhiên, đây là cuộc chơi do Mỹ dựng lên và là người dẫn dắt, do đó, các quốc gia đi sau, dù đó là ai, cũng phải tuân thủ luật chơi.

Ông Sơn khẳng định, việc Mỹ ngỏ lời mời Trung Quốc và Nga vào TPP là một bước đi khôn ngoan, được lợi về lâu dài, lợi cho cả an ninh và kinh tế thế giới, trong đó có Mỹ.

An Nhiên (Tổng hợp)

Nguồn tin: baodatviet

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại118,553
  • Tổng lượt truy cập41,976,085
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây