Thị trường tiềm năng
Sản xuất trong nước ở Myanmar lẫn hàng nhập khẩu của Trung Quốc và Thái Lan hiện chỉ đáp ứng 10% nhu cầu người dân địa phương nên 90% còn lại sẽ là cơ hội cho những nước nào nhanh chóng đẩy mạnh xuất khẩu vào quốc gia này.
Bà Quách Tố Dung, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM kể, mới đây doanh nghiệp (DN) ở TP.HCM tham gia hội chợ xúc tiến thương mại vào Myanmar. Ban đầu DN dự kiến lượng hàng đem đi bán trong vòng 6 ngày, nhưng bất ngọ chỉ sau hai ngày là bán hết sạch hàng hóa.
"Hàng bán chạy quá, đưa sang chừng nào hết chừng đó. Có DN phải điện về, đề nghị gửi hàng sang bằng đường máy bay nhưng vẫn không đáp ứng kịp. Trong khi nhu cầu mua hàng của nhiều nước giảm sút, tiêu thụ trong nước chững lại, thì sức mua sôi động của người dân Myanmar là điều mà cơ quan quản lý và DN nên lưu tâm", bà Dung nhấn mạnh.
|
BaÌ€ TrâÌ€n ThiÌ£ Mỹ HoÌ€a, GiaÌm đôÌc điêÌ€u haÌ€nh khôÌi baÌn lẻ C.T Group cho hay, cũng như một số nước sau khi mở cửa hội nhập với kinh tế thế giới, người dân Myanmar đang lên "cơn khát" sử dụng hàng hóa chất lượng và có giá bán phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay, hàng hóa ở Myanmar chủ yếu là hàng của Thái Lan, Trung Quốc xuất theo đường tiểu ngạch nên chất lượng và giá cả khá phập phù.
Theo nhiều DN đã từng thăm dò thị trường Myanmar thì các mặt hàng người dân nước này ưa chuộng là lương thực, thực phẩm (miÌ€ goÌi, traÌ€, nuôi, caÌ€ phê, traÌi cây sâÌy, baÌnh keÌ£o caÌc loaÌ£i…), hàng tiêu dùng.
Ông Trần Văn Phát, Giám đốc điều hành Công ty Robot cho biết, cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống điện của Myanmar chưa tốt. Do đó, việc đầu tư mạng lưới điện và nhu cầu sử dụng đồ điện, điện tử hay các sản phẩm về điện tại Myanmar là rất lớn.
"Mở cửa sau nhiều thập niên đóng kín, Myanmar hiện nay đang là mảnh đất vàng cuối cùng của châu à mà DN nhiều nước hướng tới", ông Trần Kim Chung, Chủ tịch Tập đoàn C.T Group nói.
Trước đó, C.T Group đã ký kết thọa thuận hợp tác với một số doanh nghiệp của Myanmar trong việc cung cấp hàng hóa vào siêu thị bán lẻ tại đây, qua đó hỗ trợ DN Việt Nam xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường này.
E ngại vấn đề thanh toán
Dù khẳng định Myanmar là thị trường tiềm năng cần phải nắm bắt nhưng các DN vẫn e ngại vấn đề thanh toán khi giao dịch, làm ăn ở nước này.
đaÌ£i diêÌ£n Vitek VTB cho biết, năm 2009, có công ty ở Myanmar đặt vấn đề mua một số container hàng tủ lạnh. đối tác đã qua Việt Nam đàm phán nhưng sau đó việc giao dịch không thành công vì có trở ngại về thanh toán.
Một số DN cho hay ngoài trở ngại về thanh toán thì việc trao đổi thông tin với các DN ở Myanmar diễn ra khá chậm chạp. Khi có việc cần liên hệ với đối tác nhập khẩu thưọng khó khăn.
Chưa kể một số DN ở Myanmar không chấp nhận giao dịch trực tiếp mà phải thông qua phía thứ ba nằm ở Singapore.
"Họ đã sang tận nơi kiểm tra nhà máy lẫn hàng hóa của mình. Nhưng đến khi thanh toán, họ bắt mình chuyển hàng trước và nhận tiền từ một ngân hàng nằm ở Singapore. Điều này khiến việc thanh toán đi lòng vòng, tốn nhiều thời gian", đại diện một DN nói.
Ông Trần Kim Chung cho rằng cần liên kết các DN trong nước để tăng sự cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại Myanmar.
Theo đó, khi xâm nhập thị trường Myanmar, các DN sẽ cùng có nhiệm vụ hỗ trợ nhau về việc khảo sát thị trường, giới thiệu sản phẩm, thủ tục pháp lý, vận chuyển để tiết kiệm chi phí cũng như giá thành sản xuất.
"Nếu DN không liên kết lại thì hàng Việt Nam rất khó cạnh tranh với hàng của Thái Lan và Trung Quốc ở Myanmar", ông Chung nói.
Ngoài ra, để thành công ở thị trường Myanmar, các DN đề xuất cần phải có chính sách tổng thể từ phía nhà nước. Cơ quan tham tán thương mại ở Myanmar phải thưọng xuyên thông báo, cung cấp thông tin để doanh nghiệp kịp nắm bắt tình hình thị trường.
Bà Quách Tố Dung kiến nghị nên rút ngắn việc cấp phép tổ chức các đoàn DN sang Myanmar xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường vì việc DN phải chọ đợi 20 ngày mới có giấy phép như hiện nay là quá dài.
đình Quân
Nguồn tin: Thanhnien