Sự thật về Hoàng Sa, trường Sa trên tem đài Loan

Thứ năm - 02/08/2012 08:35 1.418 0
Một nhà sưu tầm tem Việt Nam vừa đưa ra bộ tem thời Trung Hoa dân quốc với hình bản đồ Trung Quốc không hề có trường Sa - Hoàng Sa.

 

Sự thật về Ho� ng Sa, trường Sa trên tem đï¿½ i Loan
Ảnh bộ tem 

Những con tem không chỉ đơn thuần là vật trang trí trên các bì thư, mà còn là những minh chứng lịch sử hùng hồn nhất.

Tính từ năm 1878-2012, tem Trung Quốc đã có 134 năm lịch sử. Trong đó riêng thời Trung Hoa dân quốc (1912-1949) đã phát hành hơn 1.300 loại tem. Trong đó bộ tem của nhà sưu tầm tem Việt Nam Nguyễn Văn Anh có được gồm 6 con, thuộc bộ tem Tưởng Giới Thạch - Quang Phục đại lục, được phát hành năm 1957 tại đài Loan. Trên tem có dòng chữ Tem quốc dân hoa trung trên hoa văn bên dưới con tem, và dòng chữ Quang phục đại lục trên hình bản đồ toàn Trung Quốc.

Bộ tem này ra đọi trong bối cảnh Tưởng Giới Thạch có ý định tìm cách lấy lại đại lục và đổi cách nói "phản công đại lục" thành "quang phục đại lục". Cách nói thay đổi này được áp dụng từ năm 1954 và mang lại cảm giác mới lạ, nhưng mang hàm nghĩa tương đương. Vì vậy hầu hết các diễn đàn, trang mạng đại lục hiện nay đều không bình phẩm về nội dung của bộ tem này, trong khi nhiều nội dung cũ đưa lên đều bị kiểm soát xóa bọ. Tuy nhiên, nếu chịu khó tìm kiếm trên những trang web của các nhà sưu tầm tem ở đại lục vẫn có thể tìm mua lại được bộ tem trên, như: www.artww.com/29257/Auction/Show-115302... Một số hình của bộ tem này vẫn được lưu tại các trang web và diễn đàn như: blog.sina.com.cn, bbs.artxun.com, www.artww.com, www.artdb.cn, tupian.hudong.com, www.gucn.comwww.chinau.cc...

Điều đáng nói là hình bản đồ toàn Trung Quốc trên 6 con tem này không hề có sự xuất hiện của trường Sa, Hoàng Sa. Và chúng vẫn được sử dụng bình thưọng như một sự thừa nhận của chính quyền đài Loan ngay từ năm 1957.

 

Sáng 1.8, VPđD Báo Thanh Niên tại đà Nẵng nhận được thông tin từ một bạn đọc cho biết người em ruột của mình đang cất giữ một bộ tem xuất phát từ Trung Quốc, thể hiện đảo Hải Nam là điểm cuối cùng của lãnh thổ Trung Quốc. Chúng tôi đã liên lạc với anh Nguyễn Văn Anh, Phó giám đốc Trung tâm kỹ thuật môi trường là chủ nhân những con tem quý trên và được anh chia sẻ với PV Báo Thanh Niên về cơ duyên có được bộ tem quý.

Anh cho biết ngay từ khi còn là đứa trẻ, anh và các anh em trong gia đình rất thích sưu tập, chơi tem. Năm 10 tuổi, anh đã phải xa gia đình từ Hội An (Quảng Nam) vào Sài Gòn ở với bà ngoại. "Trước ngày giải phóng mấy ngày, một thiếu tướng chế độ cũ ở Sài Gòn bọ chạy, để lại nhà cửa và các vật dụng trong gia đình. Nhiều người dân lúc đó đã kéo đến tranh thủ lấy những đồ còn sót lại như ti vi, gạo, xe đạp... Lúc đó tôi hãy còn là đứa trẻ cũng tò mò đến xem. Thấy họ vứt lại 1 album tem trong đống đồ bọ đi, tôi liền xin về. Bộ tem trên nằm trong cuốn album tem này", anh Văn Anh nhớ như in.

Vừa rồi, thấy TS Mai Ngọc Hồng hiến tặng bản đồ cổ nhà Thanh, anh mới sực nhớ trong bộ sưu tập tem của mình có 6 con tem bằng tiếng Trung in hình bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa và trường Sa. "Tôi không có chuyên môn để thẩm định giá trị lịch sử của những con tem này, nên thông qua Báo Thanh Niên, nhọ xác minh giúp. Nếu nó thực sự là một trong những tư liệu phục vụ được cho đất nước trong bối cảnh hiện nay, tôi xin hiến tặng", anh Anh tâm sự.

Vũ Phương Thảo

Ngọc Bi

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay3,796
  • Tháng hiện tại71,083
  • Tổng lượt truy cập41,251,684
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây