Ngoại trưởng Mỹ ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc

Chủ nhật - 17/02/2013 02:41 992 0

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ
Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario cho biết Ngoại trưởng Mỹ John Kerry rất ủng hộ quyết định đưa tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông ra tòa quốc tế của chính quyền nước này.

 

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry


Theo công bố của ông Rosario hôm 15-2, trong cuộc điện đàm hôm 13-2, Ngoại trưởng Mỹ đã bày tỏ rõ ràng sự ủng hộ đối với nỗ lực của Philippines nhằm “giải quyết các tranh chấp chủ quyền bằng pháp lý", cụ thể là quyết định mang tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế thuộc Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Trung Quốc và Philippines đều đã ký.

Sự ủng hộ của ông Kerry là sự ủng hộ quan trọng nhất đến từ giới chức cấp cao Mỹ cho tới thời điểm này đối với quyết định của chính quyền Philippines về tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, mặc dù trước đó giới chức Mỹ nhắc đi nhắc lại rằng sẽ không nghiêng về bên nào trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ liên quan tới Trung Quốc, Philippines và các bên liên quan ở Biển Đông.

Ông Del Rosario cho biết ông đã nhấn mạnh với ông Kerry về tầm quan trọng của sáng kiến của Philippines đối với sự ổn định của khu vực trong tương lai nói riêng và tính hiệu quả của luật quốc tế nói chung. Theo ông del Rosario, ông Kerry tỏ ra rất tán thành UNCLOS và là một trong những người ủng hộ tích cực cho công ước này tại Thượng viện Mỹ.
 
Trong suốt cuộc điện đàm, ông Kerry còn nhấn mạnh về các biện pháp tăng cường hợp tác giữa Manila và Washington. Hai bên nhất trí thúc đẩy nâng cao năng lực của Philippines trong bảo vệ lãnh thổ và người dân.
Thu Hằng (Theo Philippine News Agency)
Ý kiến bạn đọc

  • MINH TRÍ
    16/02/2013 21:13

    VIỆT NAM CŨNG SỚM ĐỆ TRÌNH LHQ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI 2 QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết hôm 22.1 Philippines đã trao công hàm cho Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Thanh, thông báo cho Bắc Kinh về quyết định đưa tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại biển Đông ra Tòa án Quốc tế của Liên Hợp Quốc. Ông Del Rosario nói, Philippines "đã cạn kiệt tất cả các giải pháp chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết thông qua đàm phán hòa bình với Trung Quốc". Đây là việc làm hết sức cần thiết để xác định chủ quyền của quốc gia. Vì vậy Bộ ngoại giao nước ta cũng nên sớm đệ trình Liên hiệp quốc chủ quyền biển đông đối với 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa thuộc chủ quyền của nước ta. Chúng ta đã biết trong thời gian vừa qua Trung quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện ý đồ của mình, liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ“đường lưỡi bò”. Mục đích của Trung Quốc là chiếm hết các đảo, chiếm “diện tích lớn nhất” và “nhiều quyền lợi nhất” có thể trên các vùng biển đông. Thực hiện đúng ý đồ của mình, tuyên bố thành lập thành phố Tam sa bao gồm cả huyện đảo Hoàng sa và Trường sa thuộc chủ quyền của nước ta.Trung Quốc ngang nhiên tổ chức chào thầu 9 lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).Đối với quần đảo Hoàng sa, Trường sa, chúng ta đã có nhiều chứng cứ lịch sử xác định rõ chủ quyền không thể chối cải được, đã đến lúc chúng ta phải bằng mọi giá ngăn chặn không để phía Trung quốc thực hiện ý định của họ, nếu không bảo vệ được thì toàn bộ diện tích vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của nước ta trên 160.000km2 sẽ bị xâm phạm. Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam.Do vậy, Bộ ngoại gia nước ta sớm đưa vụ việc trên báo cáo trước Đại hội đồng liên hiệp quốc, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc để tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè và các nước trên thế giới biết ủng hộ, nếu Trung quốc vẫn không chấp nhận thì tiếp tục đề nghị Tòa án quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra giải quyết tranh chấp. Đề nghị Nhà nước ta cần có phương án về lực lượng và trang thiết bị cần thiết để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt nam, ngăn chặn không cho các đơn vị trúng thầu đến khai thác các lô dầu thuộc chủ quyền của nước ta và bảo vệ ngư dân của nước ta đánh cá trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền. MINH TRÍ

 

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay2,836
  • Tháng hiện tại85,707
  • Tổng lượt truy cập40,884,110
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây