Khi nghe chúng tôi họi về quãng thời gian bị giam giữ tại nhà lao Phú Quốc, ông Vương đức Thuận bỗng bồi hồi, xúc động. Ông nhớ lại những kí ức đã qua. Những kí ức hãi hùng lại bất chợt ùa về trong tâm trí ông. Bất giác người lính ngày nào khiến ông giật thót mình, ớn lạnh. Khi họi ông về quá trình bị giam giữ tại nhà lao Phú Quốc, câu chuyện nào ấn tượng và khó quên nhất, người đàn ông này cho biết: đó là cuộc vượt ngục đã làm rung chuyển bộ máy cầm quyền Mỹ - ngụy năm nào.
Vết thương do quân địch đóng đinh vẫn còn đau âm ỉ
Kế hoạch hoàn hảo
Năm 1960, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông Vương đức Thuận (SN 1935, xóm Thái Bình, xã Nghi Thái, Nghi Lộc, Nghệ An) lên đường nhập ngũ. Ông được biên chế vào Trung đoàn 264 rồi được điều sang đơn vị trinh sát Trung đoàn 925, tham gia chiến đấu ở chiến trường Lào. Tháng 8/1964, ông Thuận chuyển về tiểu đoàn 1, Quân khu 4, vào chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên.
Lúc này ông được bố trí vào đơn vị Lũy Thừa 1 nhận nhiệm vụ tiến công vào khách sạn Hương Giang. để tránh sự tấn công hàng loạt của quân cách mạng vào nội thành Huế, năm 1968, Mỹ đã tiếp viện đến Huế hơn 140 sỹ quan cố vấn cho lực lượng ngụy quân. Ngày 14/10/1968, ông Thuận cùng với 16 chiến sỹ đặc công khác nhận nhiệm vụ đóng giả sỹ quan cố vấn hiên ngang bước vào khách sạn Hương Giang nơi toàn bộ sỹ quan Mỹ đang trú ngụ.
Bước vào khách sạn quân cảm tử đã giết chết hai tên lính gác. đội quân cảm tử được phân công mỗi người một phòng và phải tiêu diệt hết toàn bộ đội quân cố vấn này trước khi chúng kịp phát hiện. Tuy nhiên, trên đường rút khọi khách sạn Hương Giang, đã có 22 đồng chí bị hi sinh, chỉ còn lại ông Thuận và một đồng chí bị thương nặng. Sau một ngày tỉnh dậy ông đã thấy mình trong trại biệt giam ở đà Nẵng.
Mặc dù ở trong tù nhưng các đồng chí cách mạng vẫn sinh hoạt đảng và luôn theo sát hoạt động ở bên ngoài. Lúc bấy giọ, "đánh hơi" thấy một chiến dịch lớn sắp nổ ra, quân cách mạng sẽ đánh vào trại giam đà Nẵng để giải thoát cho các tù binh, địch đã chuyển toàn bộ tù binh gần 1.000 người ra nhà ngục Phú Quốc (Kiên Giang). Trước tình hình đó, Bí thư đảng ủy chỉ thị: "Phải tổ chức bằng mọi cách cho anh em tù binh vượt ngục". đối mặt với việc quân giặc bao vây, canh giữ nghiêm ngặt, cách duy nhất để tù chính trị thoát khọi đây là đào đường hầm ngầm từ trong phòng giam ra ngoài. Nhưng khi công việc mới tiến hành thì bị bại lộ. địch bắt toàn bộ tù nhân vào trại và đưa những người cao tuổi vào phòng biệt lập tra tấn.
Nói chuyện với chúng tôi, ông Thuận kể lại: Khi đó, đồng chí Long quê ở Quảng Trị - Bí thư chi bộ bị chúng bắt ra tra tấn dã man, kẹp hai chân, chết đi sống lại mấy lần. Thấy anh Long không chịu hé nửa lời, chúng dùng đinh 10 đóng thẳng từ đỉnh đầu xuống trán đồng chí ấy. Chúng vẫn thưọng gọi là "phương pháp đục óc cộng sản". Chúng đưa đồng chí Long đến uy hiếp tinh thần anh em. Lũ giặc lấy dây điện dí vào người khiến cho anh ngất xỉu. Sau đó, chúng hất nước lạnh vào người cho tỉnh lại và đồng chí đã hi sinh.
"Không khai thác được thông tin từ đồng chí bí thư đảng ủy, chúng liền đưa tôi vào tra tấn. Dù chúng dùng kẹp sắt nghiền nát đôi tay, dí điện vào người nhưng tôi nhất định không khai. Một tên ngụy liền lấy đinh đóng vào đầu gối của tôi để cho tàn phế", ông Thuận nhớ lại những giây phút rùng rợn nhất cuộc đọi. Sau mấy tháng tra tấn dã man với đủ loại nhục hình mà không thu được kết quả gì, chúng buộc phải thả các tù nhân "nguy hiểm" ra các trại tập trung tại Khu A5 ở đảo Phú Quốc.
Ông Thuận chụp ảnh lưu niệm với những chiến sỹ vượt ngục trong ngày gặp lại
Cuộc vượt ngục không một dấu vết
ọž trại tập trung, ông Thuận thưọng xuyên tổ chức sinh hoạt đảng và đã móc nối được với đảng bộ trại A5. Ông được bầu vào BCH đảng bộ và phụ trách Chi bộ 7. Khi đó kế hoạnh được phân chia rõ ràng, nhiệm vụ đặt ra là phải đào đường hầm để tổ chức cho anh em vượt ngục. Lúc này bốn chi bộ được giao đào bốn đường hầm. Ông Thuận phụ trách chỉ huy đào đường hầm của chi bộ 7. Ãnh mắt vẫn hồi hộp như những ngày tháng vượt ngục, ông Thuận cho biết, lúc bấy giọ trong tù không có một dụng cụ nào để có thể đào đất. Những người tù khọe mạnh bị bắt lao động ở bên ngoài đã tìm cách dấu và mang về phòng giam bì tải, cọc sắt. Anh em ở trong trại có nhiệm vụ dùng đá đập cọc sắt bẹp thành những cái thuồng.
Hàng ngày mọi người thay phiên nhau đào hầm, người xuống hầm vừa đào vừa vận chuyển đất lên. Có một lần trong lúc đang đào hầm bị phát hiện, lính cai ngục đi tuần dữ hơn nên tôi nghĩ ra một cách, buộc cái lon sữa bò rồi thòng dây xuống hầm. Khi nào lính ngục đi kiểm tra phải giật dây báo hiệu để anh em nhanh chóng lên.
Từ tháng 3 - 5/1971, con đường hầm do chi đội 7 đã hoàn thành với chiều dài gần 250m, cao chừng 1m, rộng 60cm ở đoạn đầu, đến đoạn cuối cùng chỉ đủ để 1 người bò ra được. Khi đào thành công đường hầm, ông Thuận đã báo cáo với đảng ủy và được đảng ủy giao toàn quyền tổ chức cho anh em thoát ra ngoài. Sau khi nắm bắt tình hình về phía địch, ông Thuận đã bố trí cho 46 đồng chí, trong đó có Bí thư đảng ủy Nguyễn Văn Lĩnh (quê ở Sài Gòn), anh hùng quân đội Nguyễn Quang Hòa (quê Quảng Nam) cùng với 7 Bí thư Chi bộ, 18 đảng viên, toàn bộ anh em tham gia đào hầm thuộc Chi bộ 9 và Tổ đặc công 4 người do ông Nguyễn Xuân Minh (quê huyện Nam đàn, Nghệ An) tiến hành thoát ra ngoài. đến giây phút cuối cùng, ông Thuận xin ở lại trại giam. Ông sợ cái chân đau của mình sẽ gây vướng víu cho anh em và một suy nghĩ, khi nào ra được khọi tù anh em tìm cách cứu các đồng đội trong tù.
Sau đó, bọn cai ngục phát hiện ra đường hầm. Chúng tra tấn dã man, tra họi những người còn lại về đường hầm bí mật này. Nhưng chúng tôi thản nhiên trả lời: "Chúng tôi không biết gì cả, nếu biết chúng tôi cũng vượt ngục theo rồi". Thấy ông Thuận trả lời có lí, chúng đành chuyển ông Thuận và các anh em tù miền Bắc vào một trại riêng. đầu năm 1973, ông được trao trả theo Hiệp định Pari. Sau này ông mới biết, 22 tù nhân sau khi ra được vùng an toàn đã tìm cách liên lạc với Tỉnh đội Kiên Giang và thành lập một đơn vị ở lại Phú Quốc chiến đấu cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Những chiến công của ông Thuận đã được đảng và Nhà nước ghi nhận, trao tặng những phần thưởng danh hiệu cao quý như: Kọ· niệm chương chiến sỹ cách mạng bị địch bắt, tù đày; ba Huân chương kháng chiến; Huân chương giải phóng; Huy hiệu 50 năm tuổi đảng... Người lính trinh sát Vương đức Thuận đã bước sang tuổi 76, nhưng những kọ· niệm của người cảm tử quân vẫn còn đó.
"Liệt sĩ" trở về sau bốn năm có giấy báo tử được trao trả theo Hiệp định Pari, ông Thuận về an dưỡng tại Hà - Nam - Ninh. Nhưng ông không ngọ, đơn vị đã gửi giấy báo tử về cho gia đình từ bốn năm trước. Nói chuyện với chúng tôi, bà Hồng (vợ ông Thuận) cho biết, năm 1969, bà nhận được giấy báo tử của chồng. đồng đội của ông Thuận cũng tìm về tận nhà thăm họi và khẳng định chính tay đã an táng cho chồng bà. Sau bốn lần giỗ, đầu năm 1973, bà Hồng nhận được thư của chồng gửi về. "Vẫn hy vọng là chồng còn sống nhưng tôi không dám tin. Cho đến khi ông trở về bằng da bằng thịt gia đình vỡ òa trong niềm hạnh phúc", bà Hồng chia sẻ. Chiến tranh biên giới bùng nổ, ông xung phong ra trận. Tuy nhiên, vì tọ· lệ thương tật 54% nên không được chấp nhận. Ông xin xuất ngũ, về quê làm một anh nông dân chính hiệu. Ngay dưới mắt cá chân phải của ông vẫn còn một đầu đạn "yên vị" trong đó. Cũng có mấy lần định phẫu thuật để gắp ra nhưng rồi ông quyết định "sống chung" với nó. Ông Thuận giữ nó lại để làm "kọ· niệm" cho một thời máu lửa chiến tranh. Giọ đây, tuy bốn cô con gái đã lập gia đình nhưng vợ chồng ông Thuận lại phải lo toan, chăm sóc cho người con trai đầu Vương đức Bình (50 tuổi), từng đi bộ đội, nay bị bệnh tâm thần. |
Hà Hằng
Nguồn tin: nguoiduatin