|
Nghệ nhân đoàn Minh Căn |
đó là những chiếc lồng chim mang giá trị kinh tế và thẫm mỹ cao, được mọi người khắp mọi miền trong nước yêu mến và tiếng lành ngày càng vang xa. đó là câu chuyện về nghệ nhân được mệnh danh là "đệ nhất lồng chim xứ Huế", anh đoàn Minh Căn ở thôn Dương Nổ đông, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Người thầy của hơn 100 học viênSinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo Dương Nổ đông, vốn là một làng nghề có truyền thống chạm khắc gỗ mộc, nghệ nhân đoàn Minh Căn đã được truyền nghề thủ công từ rất sớm. Anh Căn cho biết, sau khi học hết THPT, anh không tiếp tục theo con đường học hành, thi cử đỗ đạt mà theo học nghề điêu khắc tại đại Nội, TP Huế do thầy Lê đăng Duân giảng dạy.Sau đó, anh theo học tại nhiều cơ sở mộc mỹ nghệ tại địa phương.
đến năm 1985, anh Căn trở về địa phương tiếp tục theo học với một số người thợ giọi ở làng Dương Nổ đông. Với bàn tay khéo léo và sự tiếp thu nghề khá nhanh, sau 5 năm theo học, anh đã tự mình mở cơ sở sản xuất các sản phẩm mộc mỹ nghệ và thu nhận nhiều con em tại một số xã vừng lân cận đến theo học.
Anh Căn bên chiếc lồng chim có tên gọi là "Bát tiên quần thú" Trước đây, anh đoàn Minh Căn sản xuất những sản phẩm mộc mỹ nghệ của mình chủ yếu bằng nguyên liệu là gỗ. Sau đó với suy nghĩ, tại sao không sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương mình là những cây tre với giá thành rẻ hơn và không bị khan hiếm như gỗ. Từ ý nghĩ đó đã thôi thúc anh Căn chuyển sang làm mỹ nghệ bằng nguyên liệu chủ yếu từ tre. Tuy nhiên, khó khăn duy nhất của anh lúc đó là khi đưa vào trạm trổ, tre rất dễ bị nứt toác. Qua nhiều lần thử nghiệm, anh đã khắc phục được nhược điểm của loại nguyên liệu này.
Ban đầu, anh làm những sản phẩm nhọ xinh như những chiếc hộp đựng đồ hay những cái gạt tàn thuốc lá, những chiếc đĩa đựng nho nhọ. Và dần dần anh mở rộng ra các sản phẩm lớn hơn. đến bây giọ là những chiếc lồng chim với những đường nét tinh xảo, có giá trị thẩm mỹ rất lớn, đặc biệt nhất và chỉ có duy nhất ở Việt Nam.
Từ đó, anh Căn quyết định mở rộng thêm xưởng sản xuất và đào tạo nghề miễn phí cho hơn 100 học viên. Hiện tại, những người trò của anh đã có thể tự mình mở cơ sở sản xuất hoặc đi làm ăn nơi khác.
"Vua" lồng chim xứ HuếAnh đoàn Minh Căn cho biết, anh trở thành "vua" của những chiếc lồng chim làm bằng chất liệu tre cũng rất tình cọ. Sau một lần anh đi chơi cùng người bạn tới một ngôi nhà rất giàu có và sang trọng. Nhìn thấy một con chim rất quý được nuôi trong một chiếc lồng trông có vẻ bình thưọng. Từ đó, anh mới suy nghĩ, tại sao những con chim quý như vậy lại không được ở trong một chiếc lồng đẹp hơn, quý hơn.
Anh Căn đang hoàn thành những chi tiết của chiếc để lồng chim Chính suy nghĩ đó, anh đã tự mình mày mò và thiết kế nhiều mẫu mã mới lạ phù hợp với từng loài chim để làm ra những chiếc lồng chim trông rất bắt mắt. Những chiếc lồng chim anh làm ra được khách hàng chơi chim ở khắp mọi miền đất nước tìm đến mua và trả giá rất cao. Từ đó, nhiều đại gia ở Hà Nội, đà Nẵng, TPHCM đã tìm đến anh để đặt hàng với số lượng lớn. Và cũng từ đây, sản phẩm của anh Căn đã có mặt trên khắp cả nước và cả một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malayxia...
Anh Căn cho biết thêm, do nhu cầu của khách hàng và sự mới lạ của sản phẩm để thu hút khách, tự anh đã thiết kế ra hàng trăm mẫu lồng chim với những kích thước khác nhau, chủ yếu là theo kiểu hình vuông và hình tròn. Còn tên của những chiếc lồng chim thì do chính anh đặt và căn cứ vào những chi tiết hoa văn được chạm khắc trên những bộ phận của chiếc lồng.
Theo anh, để hoàn thành được một chiếc lồng chim làm bằng tre với những đường nét, hoa văn trang trí tinh xảo thì một người làm phải mất ít nhất là 2 tháng. Còn không thì bình thưọng là hai tháng rưỡi đến ba tháng. Và giai đoạn khó khăn và mất nhiều công sức nhất trong quá trình hình thành một chiếc lồng chim là khâu trạm trổ các hình tiết, hoa văn xung quanh và ở đế lồng. Mỗi chiếc lồng chim hiện nay của anh Căn có giá từ 10 - 25 triệu đồng và tùy thuộc vào kích thước mà khách hàng đặt.
Hiện tại, xưởng của anh đoàn Minh Căn đang đào tạo cho khoảng 10 học viên là người ở trong thôn và anh tạo điều kiện công ăn, việc làm cho khoảng 15 lao động với mức thu nhập hàng tháng từ 4 đến 5 triệu đồng 1 người. Điều làm anh Căn tự hào nhất trong nghề của mình là anh đã truyền được nghề cho người vợ và hai đứa con trai của mình để sau này không bị mất gốc.
Những thành công ban đầuCó thể nói rằng, những thành công ban đầu của nghệ nhân đoàn Minh Căn khiến ai ai cũng phải nể phục và ca ngợi. Khi đặt chân tới ngôi nhà của anh, điều làm mọi người ngạc nhiên nhất là anh đã làm ra những chiếc lồng chim mà không ai không thể hết lời khen. Bên cạnh đó là những chiếc cúp, những tấm bằng khen của các tổ chức, ban ngành giành cho anh.
Trong hơn 5 năm trở lại đây, những cuộc thi về tay nghề thủ công mỹ nghệ diễn ra trong cả nước thì đều có sự góp mặt của anh Căn khá ấn tượng.
Chiếc lồng chim họa mi " Bát tiên quần thú" với những đường nét tinh xảo do chính anh Căn làm nên Nghệ nhân đoàn Minh Căn đã nhận được nhiều bằng khen và giải thưởng trong các đợt tham gia giải thưởng hàng chất lượng cao, hội chợ thương mại, Festival Huế. Anh là người trẻ tuổi nhất trong số 11 người được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phong tặng danh hiệu nghệ nhân năm 2007.
Năm 2006, sản phẩm làm bằng nguyên liệu tre của anh đã đạt huy chương vàng hội thi hàng lưu niệm Huế. Năm 2009, Bộ NN& PTNT đã trao giải nhất cho anh Căn với sản phẩm lồng chim cảnh "Thập nhị hoa giáp tiên" tại Hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam lần thứ VI ; giải ba tại hội thi sản phẩm thủ công lần thứ IV năm 2004 với sản phẩm "Hũ trà và song bình". Bên cạnh đó, anh còn được Bộ trưởng Bộ NN& PTNT tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc tham gia Hội chợ triển lãm làng nghề Việt Nam năm 2009...
Khi chúng tôi họi về những dự định trong tương lai, anh đoàn Minh Căn chia sẻ rằng, anh sẽ cố gắng mở rộng thêm cơ sở sản xuất và tạo ra nhiều sản phẩm lồng chim mới để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, anh cũng sẽ tiến hành mở lớp đào tạo nghề cho những người yêu thích và có niềm đam mê nghề mộc mỹ nghệ. Chúc những dự định của anh Căn thành công và thành công nhiều hơn nữa trong nghề nghiệp của mình.
Thanh Ngọc