Vốn là một chuyên gia về Trung Hoa học, ngay khi vào Việt Nam, Janse đã đặc biệt chú ý đến các mộ xây bằng gạch kiểu Hán, bên trong chứa di vật đồng, gốm kiểu đông Sơn và Giao Chỉ ở quanh Hà Nội. Và rồi ông đã phát hiện được những hầm mộ quý tộc lớn ở vùng mà tương truyền là thủ phủ cũ của chính quyền cai trị nhà đông Hán, như Luy Lâu, Long Biên thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Hầm mộ gạch do Olop Janse khai quật ở Nghi Vệ (Bắc Ninh)
Một số hầm mộ đó đã được Janse khai quật, trong đó đáng chú ý nhất là cụm hầm mộ gạch "khổng lồ" ở Nghi Vệ, Bắc Ninh. Theo một số bức hình để lại thì đây là một cụm liên hoàn gồm ba hầm mộ xây cùng một lúc, gắn liền với nhau. Phần chứa quan tài của mỗi hầm mộ đều được xây cuốn vòm như tổ tò vò, ở phía đầu mỗi hầm mộ có một sảnh vuông, ở đó phần chọm được quây cao hơn. đây là kiểu kiến trúc hầm mộ gạch quen thuộc của thời đông Hán muộn ở vùng Giao Châu (khoảng thế kọ· 2 sau Công nguyên). Bên trong hầm mộ chứa nhiều đồ đồng và đồ gốm có giá trị, trong đó có một chiếc bình bụng nở, miệng thu, có vành chân đế trổ lỗ hình chữ S đứng nối đuôi nhau, thân trang trí hàng ngàn gai sần hình tròn nhọ được đúc nổi, hai quai gắn ở phần cổ hình chữ U lộn ngược giống như quai của một số thạp đồng đông Sơn. Nắp bình được đúc như một chiếc đĩa có ba chân úp ngược. Bình đồng này khá lớn, cao 47,5 cm, rộng bụng 38 cm. Hiện trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt nam với ký hiệu số LSb17241. Điều đáng nói nhất ở chiếc bình này là hàng minh văn chữ Hán được khắc chạy xung quanh một nửa viền miệng chiếc bình.
Chiếc bình đồng ký hiệu LSb17241 khai quật trong mộ Nghi Vệ (Bắc Ninh)
Minh văn trên viền miệng bình đồng Nghi Vệ LSb17241
đã hơn 70 năm qua, dòng minh văn này vẫn chưa được đọc hoàn chỉnh. Ngay từ khi mới khai quật, Janse đã thử đọc hàng minh văn có 14 chữ này, nhưng ông cũng không thể giải quyết trọn vẹn. Cho đến tận gần đây nhất, khi Hội à Châu New York phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Houston (Mỹ) mượn chiếc bình này trưng bày tại Mỹ năm 2009-2010 đã nhọ một số chuyên gia minh văn đọc thì nhiều chữ vẫn chưa thể được làm rõ nghĩa. Theo bản dịch của Terese Bartholomew and He Li ở Bảo tàng Nghệ thuật Châu à San Francisco (Mỹ) thì dòng chữ đó có nghĩa như sau : " Bình được đúc với những vì sao, chứa được một dan, tên gọi là "Vạn Tuế", năm Quý Mùi, thứ 16". Thực ra khi xem lại bản ảnh hiện vật gốc do chúng tôi chụp tại Bảo tàng Lịch sử thì có thể nhận ra bản dịch trên không được chính xác. đặc biệt là những chữ đầu và cuối. Cụ thể những dòng cuối, những người dịch đã suy luận hai chữ "đệ vị" (thứ tự, vị trí) thành "quý mùi" (năm theo can chi). Ba chữ đầu tiên có thể đọc là "Luy Lâu hồ", tức chiếc bình của Luy Lâu. Không rõ dựa vào đâu đã được hai tác giả trên đọc là " A Vessel cast with stars" - Bình đúc với những vì sao.
Theo tôi, toàn văn 14 chữ có thể đọc như sau : "Luy Lâu hồ dung nhất thạch danh viết vạn tuế đệ vị thập lục", nghĩa là : Bình của Luy Lâu, chứa được một thạch, tên gọi là "Vạn Tuế", là đồ vật thứ 16. Luy Lâu là tên huyện, cũng là nơi thủ phủ của Giao Châu đọi Hán, Tô định, Sĩ Nhiếp đều đã từng ở tại đây. Một thạch đọi đông Hán bằng 25 lít. Cách ghi minh văn này khá phổ biến ở Giao Chỉ và Lĩnh Nam trong thời Nam Việt. Kiểu dáng, hoa văn và nhất là cách trang trí phần tai quai cho thấy chiếc bình này tuy chôn trong mộ gạch thế kọ· 2 sau Công nguyên, nhưng được chế tạo từ trước đó vài ba trăm năm, khoảng thế kọ· 2 trước Công nguyên. Tuy nhiên địa danh Luy Lâu mới chỉ được nhắc đến từ khoảng trước sau Công nguyên, gắn với thứ sử Tô định và khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Vì vậy có hai khả năng xảy ra đối với chiếc bình quý giá này : Thứ nhất, có thể phong cách trang trí và đúc đồng đông Sơn tồn tại dai dẳng đến những thế kọ· trước sau Công nguyên, hoặc là thứ hai, bình đồng được đúc từ thế kọ· 2 trước Công nguyên nhưng minh văn được khắc vào sau Công nguyên.
Minh văn trên bình đồng gợi cho ta thấy mấy vấn đề :
a- địa danh Luy Lâu hiện vẫn được nhiều học giả cho là thành Luy Lâu ở gần chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), nay thuộc địa phận làng Lũng Khê.
b- Cách đặt tên gọi đẹp (mỹ tự) cho những đồ đồng quý, như trống "Phú", thạp "Quả" và nay là bình "Vạn Tuế".
c- Cách sử dụng âm nôm khi dùng chữ "vị" (mùi vị) thay cho chữ "vị" (vị trí) trong cặp đôi từ ‘đệ vị". Cách sử dụng này cũng đã thấy trên minh văn trống "Phú", thạp "Quả" của Triệu đà.
d- Chữ khắc trên bình này khá đẹp và rõ ràng, tuy nhiên chữ "lục" (sáu) vẫn giữ lối viết cổ. Minh văn trên bình này góp thêm tư liệu quý báu trong nghiên cứu chữ Hán sớm trong thời đông Sơn ở Việt nam.
Bài và ảnh :
Lan Việt