Từ bao đọi nay, ngôi nhà sàn dài của đồng bào dân tộc Êđê đã đi vào truyền thuyết, sử thi, lời nói vần của đồng bào, tuy nhiên hiện nay nó đang đứng trước nguy cơ đang bị mất dần trong sự phát triển của xã hội, cần có biện pháp giữ gìn, bảo tồn kiến trúc nhà sàn dài.
Nhà sàn dài được thiết kế theo kiểu nhà sàn thấp, dài thưọng từ 15 mét đến hơn 100 mét tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. đó là ngôi nhà lớn của nhiều thế hệ sống chung như một đại gia đình và là nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Nhà dài được xây dựng bằng vật liệu gỗ, tre, nứa lợp mái tranh. Nhà có kết cấu cột kèo bằng gỗ tốt, các đà ngang, đòn dông luôn được đẽo bằng tay. Nhà được thưng vách và lót sàn bằng các phên nứa đập nát, mái lợp cọ tranh rất dày. đỉnh mái cách sàn nhà từ 4 mét đến 5 mét. Nhà dài chia làm hai phần, nửa đằng cửa chính gọi là "Gah" là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà và nửa còn lại gọi là "Ôk" là bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là nơi ở của các đôi vợ chồng, được chia đôi theo chiều dọc, phần về bên trái được coi là "trên" chia thành nhiều gian nhọ. Phần về bên phải là hàng lang để đi lại, về phía cuối là nơi đặt bếp lửa...
Trước đây, nhà sàn dài của đồng bào dân tộc Êđê đắk Lắk làm bằng nguyên liệu của núi rừng: khung nhà bằng gỗ, xương mái, sàn bằng tre nứa, vách bao quanh nhà bằng tre nứa đập dập, đan kết lại hoặc thưng bằng ván. Kích thước nhà dài phổ biến là xà ngang dài từ 3,2 đến 3,4 m, cột cao 3,6 đến 4 m, lòng nhà rộng từ 4,5 đến 5,3 m.
Trong cơn lốc đô thị hóa, ngày càng có nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số bản địa địa ở các buôn làng phá bọ các ngôi nhà sàn dài truyền thống để làm nhà trệt, nhà mái bằng, cao tầng, biệt thự… như người Kinh nhất là các thôn, buôn ở gần ngay trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, nên ảnh hưởng khá lớn của "cơn lốc" làm nhà bằng bêtông đang ngày càng ồ ạt, đã làm cho nhà sàn dài truyền thống của đồng bào Êđê đứng trước nguy cơ biến mất.
đặc biệt việc thực hiện chủ trương của nhà nước về việc đưa đồng bào vào làm công nhân ở các nông, lâm trường, tách hộ từ những căn nhà dài truyền thống ra thành những gia đình ra riêng, được cấp đất ở, đất làm nhà, hỗ trợ tiền xây nhà...đồng bào "xoá sổ" dần kiểu kiến trúc nhà sàn mà thay vào đó là làm nhà trệt bằng xi măng, sắt thép, gạch ngói, mái tôn... Điều này thể hiện rõ nhất là ở các thôn , buôn, đội sản xuất của đồng bào dân tộc Ê-đê ở các nông trường, công ty cà phê, cao su. Thực hiện Quyết định 132, 134 của Thủ tướng Chính phủ về việc Nhà nước hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, phần lớn đồng bào vẫn chọn kiểu nhà ở theo mẫu của đồng bào Kinh.
đồng bào ở các buôn làng, sau khi đọi sống khấm khá, có của ăn của để cũng phá bọ những căn nhà sàn dài truyền thống để xây nhà cao tầng, biệt thự. Không riêng gì các buôn làng của TP Buôn Ma Thuột mà ngay ở các buôn làng của đồng bào ở các huyện vùng sâu trên địa bàn những căn nhà dài truyền thống cũng bị xóa bọ, thay vào đó là những ngôi nhà cao tầng. Văn hóa nhà sàn dài của đồng bào dân tộc Êđê đang bị mất dần trong sự phát triển của xã hội.
May chăng còn lại chỉ là những nhà sàn dài công cộng-nơi sinh hoạt văn hóa chung của cộng đồng thôn, buôn. Tuy nhiên, hiện nay nguồn gỗ ngày càng khan hiếm, điều kiện về kinh tế không cho phép việc xây dựng nhà dài truyền thống bằng gỗ… cũng với lối kiến trúc nhà dài đó, nhiều cộng đồng thôn, buôn các đồng bào dân tộc đã làm nhà dài truyền thống ấy bằng vật liệu bê tông, sắt thép. Tuy vẫn đáp ứng nhu cầu trong sinh hoạt văn hóa của đồng bào nhưng lối kiến trúc, sắc thái, không gian văn háo của nhà dài cộng đồng đã biến mất trong cách nhìn, cách nghĩ của người đồng bào.
Theo quan niệm trước đây của người Ê-đê, ngôi nhà không chỉ là nơi cư trú của gia đình mà còn thể hiện phong cách, nếp sống, sự giàu sang, "đẳng cấp" của gia đình đó trong cộng đồng. Ngôi nhà dài còn thể hiện yếu tố tâm linh, như cột cúng Yàng là chiếc cột của gian nhà bà chủ. Việc hình thành ngôi nhà dài là vấn đề quan trọng, nó được thể hiện từ chỗ bà chủ nhà mọi thầy cúng thần chọn đất dựng nhà đến khi làm các chi tiết trên từng cột nhà, nhất là cột khách, cột chiêng, cầu thang... và bà chủ nhà là người chặt nhát dao đầu tiên cũng như cuối cùng lên vật dựng làm nhà. Nhà dài là một nét đặc sắc của cư dân Tây Nguyên, trong đó có người Ê đê, nó tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Nó còn là biểu tượng cho sự gắn bó giữa con người với cộng đồng, giữa con người với thiên nhiên. Trước đây, tất cả mọi sinh hoạt của đại gia đình đều diễn ra trên mặt nhà sàn. đây là nơi sinh sống của nhiều thế hệ người và của nhiều gia đình có cùng dòng máu, có nhà dài là nơi sinh sống của hơn một chục gia đình ghép lại, đứng đầu là một bà chủ. Nhưng do sự thay đổi về nhận thức xã hội, nên cấu trúc đại gia đình nhiều thế hệ sinh sống dưới cùng một mái nhà bị phá vỡ, thay vào đó là những gia đình hạt nhân, gia đình nhọ từ 2 đến 3 thế hệ sinh sống. Vì vậy, những ngôi nhà dài của dân tộc Ê đê trở nên không phù hợp với nhu cầu sinh hoạt hiện nay và thay vào đó là những ngôi nhà đơn giản, dễ xây dựng và tiện dụng. Cho nên, kiểu nhà dài sống nhiều gia đình dần biến mất trên vùng cao nguyên lộng gió này.
Nhà dài Ê-đê là nơi sinh hoạt chung của cộng đồng vừa là nơi sinh hoạt riêng của từng gia đình nhọ, nơi đây tạo nên sự gắn bó, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, nó gần giống như đình làng của người Việt. Hình ảnh ngôi nhà dài như con thuyền lướt sóng, chiếc cầu thang là một biểu trưng thể hiện vẻ bên ngoài đầy chất hoang sơ, mẫu hệ của người Ê-đê, đôi bầu sữa, một biểu trưng độc đáo. Từng chi tiết trong ngôi nhà dài giúp chúng ta hình dung nếp sinh hoạt, nét văn hóa của cộng đồng Ê-đê.
được biết, hiện tỉnh Đăk Lăk đã xây dựng các chương trình ngắn hạn, dài hạn về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cũng như đưa văn hóa dân tộc thiểu số trở lại phục vụ cộng đồng nhằm nâng cao ý thức tự giác của đồng bào trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa bản địa. Tuy nhiên, hiện nay văn hóa nhà sàn dài của đồng bào dân tộc Êđê đang bị mất dần trong sự phát triển của xã hội. Việc sớm có biện pháp giữ gìn, bảo tồn kiến trúc nhà sàn dài nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, Đăk Lăk nói riêng trường tồn với thời gian. cần đưa ra những giải pháp khôi phục, bảo tồn văn hóa nhà sàn dài truyền thống của đồng bào dân tộc Êđê; tăng cưọng hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ có ý thức bảo tồn và phát huy nét kiến trúc nhà dài.