Nhà đày Buôn Ma Thuột - địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước

Thứ năm - 31/03/2016 03:32 1.638 0
Nhà đày Buôn Ma Thuột tọa lạc tại số 18, đường Tán Thuật, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), là một địa chỉ đỏ trong việc gìn giữ, phát huy truyền thống của cha ông. Được xây dựng trong những năm 1930-1931, Nhà đày là nơi giam giữ, đày ải tù chính trị chủ yếu của các tỉnh Trung Kỳ.

Tái hiện hình ảnh tra tấn tù nhân trong Nhà đày Buôn Ma Thuột

Nhà đày Buôn Ma Thuột xây dựng trên diện tích gần 2 ha, với 4 bức tường bao quanh cao 4m dày 40cm, 4 góc đều có vọng gác và có lính canh. Phía trong có 6 dãy lao tập thể giam giữ tù nhân, bên cạnh cổng chính ở phía Nam là dãy xà lim giam giữ tù chính trị. Ngoài ra còn có nhà xưởng, bàn giấy, nhà kho và bếp ăn.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, thực dân Pháp vẫn không từ bỏ ý định xâm lược nước ta, chúng tiếp tục sử dụng Nhà đày Buôn Ma Thuột để phục vụ cho cuộc xâm lược. Năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp. Mỹ nhảy vào thế chân Pháp âm mưu thôn tính nước ta và Nhà đày Buôn Ma Thuột tiếp tục được Mỹ - Ngụy sử dụng.

Nhà đày Buôn Ma Thuột giam giữ nhiều chiến sĩ yêu nước, nhưng đây cũng là nơi rèn luyện cho biết bao thế hệ cách mạng. Nhiều người về sau đảm nhận những vị trí quan trọng của Đảng, Nhà nước và quân đội như các đồng chí: Võ Chí Công, Phan Đăng Lưu, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu…

Nhà đày Buôn Ma Thuột là một trong những nơi ươm mầm cho hạt giống cách mạng ở Đắk Lắk. Tại nhà đày, vào cuối năm 1941, một tổ chức bí mật có tên là “lực lượng trung kiên” được thành lập. Đây thực chất là một chi bộ Cộng sản trong Nhà đày. Tiêu chuẩn cơ bản số 1 của tổ chức là phải thực hiện đúng Điều lệ Đảng Cộng sản, tự nguyện suốt đời hy sinh cho Chủ nghĩa Cộng sản. Đường lối, chủ trương của Đảng được quán triệt, truyền bá, lan tỏa đến nhiều nơi khác trong tỉnh, là tiền đề cho những thắng lợi về sau.

Vượt lên trên tất cả sự tàn bạo, dã man của kẻ thù là tinh thần đấu tranh bền bỉ, kiên trung của những người tù cộng sản. Những năm tháng đấu tranh oanh liệt tại Nhà đày Buôn Ma Thuột đã viết thành một bản anh hùng ca về chủ nghĩa yêu nước, ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập nước nhà, là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc Đắk Lắk nói riêng và của cả nước nói chung.

Theo số liệu từ Phòng trưng bày di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột, tổng số tù bị đày đến đây, qua các phong trào: 1929; 1930; 1939; 1940-1945 có 3.855 đồng chí gồm đại bộ phận là đảng viên cộng sản, trong đó có những ủy viên Trung ương, xứ ủy, huyện ủy và chi ủy. Tại nhà tù này, các đồng chí ta đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. Điều này càng khẳng định chính sách dã man của kẻ thù, chẳng những không ngăn trở được bước tiến của cách mạng mà trái lại nó đã trở nên một thứ lửa thử vàng, rèn luyện cho con người cách mạng càng cứng rắn, mà kết quả là cách mạng đã thắng, đế quốc đã thua…

Ngày 12/3/1984, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) đã cấp Bằng công nhận Nhà đày Buôn Ma Thuột là Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia. Từ ngày được công nhận đến nay, Nhà đày Buôn Ma Thuột đã được trùng tu nâng cấp, sửa chữa lại nhiều lần theo nguyên dạng.

Hiện nay, Nhà đày Buôn Ma Thuột thường xuyên mở cửa đón khách tham quan các cụm trưng bày hình ảnh, hiện vật nhằm phần nào tái hiện một cách chân thực, sống động những năm tháng khốc liệt, hào hùng của những chiến sĩ cách mạng ở nơi đây.

Bài, ảnh: Bá Thăng

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay2,006
  • Tháng hiện tại69,334
  • Tổng lượt truy cập41,353,534
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây