Mỗi ngày hơn 1 trẻ nhập viện vì thuốc bổ, thuốc cam

Thứ bảy - 24/03/2012 05:01 984 0
Từ Tết đến nay đã có trên 130 trẻ phải điều trị tại Trung tâm chống độc, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) do ngộ độc chì có trong các loại thuốc nam dùng để bồi bổ, giúp con hay ăn hay chữa lở lét.

 
Một trẻ đang được tái điều trị thải trì tại Trung tâm chống độc. Ảnh: H.Hải
 
Bé N.M.Hưng (13 tháng tuổi ở Dương Liễu, Hoài đức, Hà Nội) hiện vẫn đang điềuc trị thải chì tại Trung tâm chống độc trong tình trạng người mệt mọi, tinh thần không tỉnh táo. Chị Thủy, mẹ bé Hưng cho biết, cách đây 10 ngày, tự dưng bé lên cơn co giật cứng người. Đi cấp cứu và điều trị 10 ngày tại bệnh viện Nhi TƯ, bé hết co giật nhưng không tỉnh táo. Bác sĩ cho chuyển sang trung tâm chống độc để thải chì sau khi kết quả xét nghiệm máu cho thấy hàm lượng chì lên tới 81,6%.
 
Chị Thủy cho biết, thấy con không hay ăn từ 4 tháng tuổi nên chị đã mua thuốc cam cho con uống: "ọž quê tôi, gia đình nào có cháu nhọ cũng cho dùng thuốc cam để bé hay ăn, chóng lớn, tránh sài đẹn... Không ngọ, con mình lại bị vậy".
 
TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) cho biết, tỉ lệ trẻ ngộ độc chì đang tăng lên cùng với xu hướng sử dụng các loại thuốc bổ, "thuốc cam" ngày càng phổ biến. Trên các diễn đàn, các mẹ "rỉ tai" nhau địa chỉ bán "thuốc cam" mà con mình dùng lên cân. Cùng với đó, 3 tháng trở lại đây, số trẻ phải vào Trung tâm chống độc điều trị do ngộ độc chì tăng đột biến.
Tính từ Tết đến nay đã có trên 130 trẻ phải nhập viện, chủ yếu là trẻ dưới 3 tuổi, thậm chí cả trẻ 1 tháng tuổi cũng bị bệnh. Trẻ bị ngộ độc chì đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau, từ Bắc Giang, Hải Hưng, Hưng yên, Nam định, Thái Bình, Hà Nội, Hòa Bình, Thanh Hóa... Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ dùng thuốc cam để bôi, uống. chữa loét miệng.
"Thuốc nam nếu chữa đúng thuốc, đúng bệnh cũng rất tốt. Tuy nhiên đừng bao giọ tùy tiện sử dụng thuốc của thầy lang vưọn bởi đó thưọng những loại thuốc tự pha chế, thiếu kiến thức chuyên môn và rất có thể do trong quá trình sản xuất không đảm bảo mà thuốc bị nhiễm kim loại nặng (như chì, arsen...), bằng mắt thưọng không thể nhận biết được...", TS Duệ cảnh báo...
 
Chì là một chất cực độc đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em, nhất là trong trường hợp ngộ độc chì cấp tính bởi chì khó thải loại, vào cơ thể chì theo máu đến các cơ quan: gan, thận, não, tủy xương, dây thần kinh, cơ…  khiến trẻ đau bụng, thiếu máu, suy nhược cơ bắp, suy thận, liệt chi, liệt mắt, mất tiếng nói, sau đó co giật từng cơn, có thể nhầm với bệnh động kinh. Nếu không được điều trị, trẻ dễ hôn mê và tử vong.
 
"đã phát hiện là ngộ độc chì việc điều trị thải độc cũng không hề đơn giản, kéo dài hàng năm trọi và có thể để lại những di chứng về thể chất và trí não thì khó có thể hồi phục, ảnh hưởng tới sự lớn lên, sự nhanh nhẹn và trí thông minh của trẻ", TS Duệ nói.
 
 
Hồng Hải

Nguồn tin: Dân trí

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại61,274
  • Tổng lượt truy cập41,129,077
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây