Tàu tuần tra Nhật Bản (trái) đi gần một tàu ngư chính Trung Quốc gần quần đảo Senkaku / Điếu Ngư hôm 12-7. Ảnh: Reuters
Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 2012, được công bố hôm 31-7, đã cảnh báo rằng vai trò càng tăng của quân đội Trung Quốc trong việc định hình chính sách đối ngoại của nước này là một nguy cơ an ninh.
Chi tiêu quốc phòng tăng mạnh đây là lần đầu tiên Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản đưa ra nhận định về mối quan hệ giữa đảng Cộng sản và Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) khi cho rằng mối quan hệ "phức tạp" này đang gây ra không ít lo ngại. Báo cáo viết: "Một số người cảm thấy các mối quan hệ giữa giới lãnh đạo đảng Cộng sản và PLA đang trở nên phức tạp. Một số người khác nhìn thấy mức độ ảnh hưởng của quân đội đối với những quyết định về chính sách đối ngoại đang thay đổi". Theo hãng tin AP, báo cáo cũng lưu ý chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng khoảng 30 lần trong 24 năm qua và dư luận hối thúc Bắc Kinh tăng tính minh bạch trong vấn đề ngân sách quốc phòng.
Sách trắng Quốc phòng mới nhất của Nhật Bản được công bố trong bối cảnh các sĩ quan cao cấp, cố vấn tình báo và các quan chức hàng hải của Trung Quốc công khai kêu gọi Bắc Kinh có thái độ cứng rắn hơn trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền. đề cập vấn đề này, báo cáo chỉ trích: "Trung Quốc đang xử lý vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và những nước láng giềng khác theo một cách thức bị chỉ trích là hung hăng, làm dấy lên những lo ngại về hướng đi của nước này trong tương lai". Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto cho rằng một cảm giác thận trọng về sự mở rộng quân sự của Bắc Kinh đang tồn tại khắp đông Ã.
Cũng theo sách trắng, hoạt động của tàu hải quân Trung Quốc tại Thái Bình Dương đã trở nên thưọng xuyên. Điều này cho thấy Bắc Kinh có thể đang mở rộng phạm vi hoạt động trên biển, đồng thời tăng cưọng các chiến dịch và hoạt động huấn luyện ở những vùng biển gần Nhật Bản, trong đó có biển đông. Trước sự bành trướng này, báo cáo kêu gọi Nhật Bản quan tâm nhiều hơn đến những hoạt động của tàu thuyền Trung Quốc ở biển Hoa đông, nơi hai nước đang tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đồng thời tăng cưọng quan hệ đồng minh với Mỹ.
Tính toán sai lầm Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 2012 chỉ là một trong số ngày càng nhiều tiếng nói bày tọ lo ngại về thái độ hung hăng của Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Trong bài viết đăng trên báo The Wall Street Journal (Mỹ) ngày 30-7, tác giả Michael Auslin, một học giả của Viện Doanh nghiệp Mỹ, nhận định rằng việc Bắc Kinh đơn phương thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và đưa quân đồn trú ở đó đã làm gia tăng căng thẳng trên vùng biển này, đồng thời giảm cơ hội thương thảo của các quốc gia liên quan đến cuộc tranh chấp lãnh thổ ở biển đông.
Theo tác giả, những động thái trên của Trung Quốc cho thấy nước này nghiêng về biện pháp quân sự cho các cuộc tranh chấp trên biển đông và nó là bằng chứng phản bác lại những ai có ảo tưởng rằng sự gia tăng sức mạnh quân sự Trung Quốc trong những thập kọ· gần đây không là mối đe dọa và chỉ là hành động tự nhiên của một đất nước đang trỗi dậy. Nó cũng khẳng định lo ngại của một số người về cách thức ứng xử của Trung Quốc một khi nước này đủ mạnh để thách thức các quốc gia ở châu Ã.
Dưới con mắt của các nước nhọ hơn, Trung Quốc là quốc gia châu à duy nhất có thể quay ngược thời gian về thời kỳ mà kẻ mạnh luôn đúng và luật pháp quốc tế trở nên vô nghĩa với những nước đủ liều lĩnh để phớt lọ những lo ngại của cộng đồng quốc tế. Dù vậy, bài viết nhận định rằng Bắc Kinh đã tính toán sai lầm, ít nhất là trong thời điểm hiện nay, nếu cho rằng quyết định cho quân đồn trú trên biển đông có thể khiến các quốc gia khác "chùn bước". Chẳng hạn như Tổng thống Philippines Benigno Aquino gần đây tuyên bố sẽ mua thêm trực thăng tấn công và tàu chiến mới để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình.
Bài viết cũng nhận định rằng giọ là lúc Mỹ phải quyết định làm thế nào để đáp trả lại một Trung Quốc đang ngày càng hung hăng. Washington có nguy cơ đánh mất ảnh hưởng ở châu à và khiến nguy cơ xung đột gia tăng nếu để các nước nhọ hơn tự đối đầu với Bắc Kinh. Tác giả đã đưa ra một số bước đi mà Mỹ có thể tiến hành để ngăn nguy cơ này xảy ra. Trước hết, Washington nên đe dọa chấm dứt các cuộc đối thoại song phương về quân đội cho đến khi nhận được câu trả lời về quy mô của đơn vị đồn trú trên biển đông của Bắc Kinh. Nếu Trung Quốc tiếp tục gia tăng quy mô của đơn vị này và tiếp tục đe dọa các nước láng giềng thì Mỹ nên cân nhắc hoãn các cuộc đối thoại an ninh và kinh tế thưọng niên với nước này. Ngoài ra, Washington nên đưa ra một kế hoạch cụ thể nhằm trợ giúp về tình báo và quân đội cho các quốc gia đang bị đe dọa ở biển đông.
Nga quyết giữ vị thế cưọng quốc hải quân Tại lễ khởi công đóng chiếc tàu hạt nhân thế hệ mới nhất hôm 30-7, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định sẽ tăng cưọng lực lượng hải quân hạt nhân nhằm bảo vệ vị thế cưọng quốc biển hàng đầu của nước này. Tàu hạt nhân lớp Borei nói trên có tên là Hoàng tử Vladimir, được thiết kế để mang một trong những tên lửa hạt nhân liên lục địa mới và mạnh mẽ nhất của Nga - tên lửa Bulava, còn gọi là Mace. đây là tàu ngầm lớp Borei thứ 4 được đóng. Chiếc đầu tiên mang tên Yury Dolgoruky đã chạy thử nghiệm trên biển. Hai tàu Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh đang được lắp ráp tại nhà máy Sevmash ở thành phố Severodvinsk. Riêng tên lửa Bulava đã ở vào giai đoạn phát triển cuối cùng và dự kiến được lắp đặt trên tàu Yury Dolgoruky vào cuối năm nay. Ông Putin nói thêm Nga sẽ có 8 tàu ngầm lớp Borei và 51 tàu mới vào năm 2020. Phát biểu tại cuộc họp với các tư lệnh hải quân và quan chức chính phủ tại nhà máy Sevmash, ông Putin nhấn mạnh: "Chúng ta cần duy trì vị thế của một trong những cưọng quốc hải quân hàng đầu thế giới. Trước tiên, chúng ta sẽ bàn về việc phát triển thành phần hải quân trong các lực lượng hạt nhân chiến lược, về vai trò của hải quân trong việc duy trì thế cân bằng hạt nhân chiến lược". |
Hoàng Phương