Nhiều thương lái Trung Quốc hoạt động thương mại trái phép ở VN

Thứ sáu - 15/06/2012 02:00 1.556 0
Theo quy định, thương nhân nước ngoài không được trực tiếp thu mua nông, thủy sản tại VN. Nhưng thực tế nhiều thương lái Trung Quốc (TQ) đã thu mua, đánh bắt, nuôi trồng ở khắp nơi.

Một tàu... vẫn tung hoành

Ông Hoàng đình Yên, Cục phó Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết, đến thời điểm này cơ quan hữu trách Việt Nam mới chỉ cấp phép cho 2 tàu của TQ được vào vùng biển của VN để vận chuyển thủy sản thu mua từ VN. Tuy nhiên, giấy phép của một tàu đã hết hạn và không được gia hạn thêm nên hiện chỉ còn tàu Việt Điện Bạch đang thực hiện việc này. 

 ớt
Ịt cũng là mặt hàng thương lái TQ  thu mua - Ảnh: Hoàng Trọng

Dù chỉ còn 1 nhưng con tàu Việt Điện Bạch 8366 vẫn ngang dọc khắp nhiều vùng biển nước ta. Theo thống kê của đồn biên phòng (BP) cửa khẩu Vũng Rô (Bộ đội BP Phú Yên), từ năm 2007 đến nay con tàu trên đã có 39 lần với khoảng 314 lượt thuyền viên ra vào Vũng Rô cung cấp giống và thu mua hải sản. đã có 643 tấn cá tại Vũng Rô xuất đi nước ngoài bằng đường biển qua tàu này. đáng nói, chúng ta hầu như không thu được đồng thuế nào từ việc xuất đi lượng thủy hải sản này.

 

 
 
Không chỉ dưới biển, thương lái TQ còn "đổ bộ" lên rừng, tung hoành ngang dọc khắp nơi mua từ ớt, tiêu, dừa, cho tới gạo, cà phê, điều...
 

đại tá Nguyễn Trọng Huyền, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội BP tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tàu TQ thu mua cá ở Vũng Rô là có giấy phép của Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN-PTNT). Tàu này mỗi khi vào thu mua ở Vũng Rô đều trình báo. Do thuế thủy sản 0% nên họ cứ thu mua thoải mái rồi báo cáo lỗ nên ta không được đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào".

đó là mới chỉ tính lượng thu mua ở Vũng Rô, nếu tính lượng thủy, hải sản mà Việt Điện Bạch thu mua trên các vùng biển khác của ta, số tiền ngân sách thất thu là rất lớn.

Chưa có thương lái TQ nào được cấp phép

Không chỉ dưới biển, thương lái TQ còn "đổ bộ" lên rừng, ngang dọc khắp nơi mua từ ớt, tiêu, dừa, cho tới gạo, cà phê, điều... ọž đâu họ cũng dùng "chiêu" mua giá cao, thống lĩnh thị trường rồi ép giá khiến người dân điêu đứng, thậm chí phá sản. Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, theo quy định, với những thương nhân không hiện diện thương mại tại VN được đăng ký thực hiện quyền xuất khẩu theo cam kết phải được Bộ Công thương cấp phép và không được trực tiếp thu mua mà phải thu mua qua thương nhân VN.

đáng chú ý, hiện tại chưa có thương nhân nước ngoài hay thương lái TQ nào đăng ký và Bộ Công thương cũng chưa cấp phép cho thương nhân nào thuộc diện này. Nhưng trên thực tế, rất nhiều thương lái TQ vào VN dưới đường du lịch, hoạt động thương mại trái phép, mượn danh nghĩa của người VN để thu mua trái phép. đơn cử như với mặt hàng dừa ở Bến Tre, theo thống kê, mỗi năm có khoảng 1/4 sản lượng dừa khô Bến Tre được xuất sang TQ, khoảng 80 - 90% sản lượng thạch dừa thô và phần lớn các mặt hàng chỉ xơ dừa, than gáo dừa được thương lái nước này thu mua.

 

 
 

Chưa từng cấp phép cho tàu cá nước ngoài vào đánh bắt trên lãnh hải nước ta

Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) Vũ Văn Tám cho biết, đã thành lập đoàn công tác tiến hành rà soát, kiểm tra hiện trạng người nước ngoài nuôi trồng, thu mua, chế biến hải sản. Từ đó sẽ đề xuất và triển khai các biện pháp kiểm soát ngày càng tốt hơn việc cấp phép và giám sát người nước ngoài tham gia hoạt động thủy sản tại VN. Còn theo ông Nguyễn Ngọc Oai, Cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản), từ trước đến nay, VN chưa từng cấp phép cho bất kỳ một tàu cá của nước nào vào đánh bắt hợp pháp trên lãnh hải nước ta.

 

Các thương nhân TQ tham gia trực tiếp vào quá trình thu mua các mặt hàng dừa khô và một số mặt hàng chế biến từ dừa như thạch dừa, chỉ xơ dừa, than gáo dừa. để có thể trực tiếp tham gia vào quá trình thu mua, mà thực chất là đứng ra tổ chức quá trình này, thương lái TQ thông qua một số doanh nghiệp tại chỗ. Các doanh nghiệp này ký kết hợp đồng giao hàng cho đối tác nhưng lại "tiếp tay", tạo điều kiện cho đối tác trực tiếp tham gia vào việc tuyển chọn hàng, cũng như định giá.

Theo ông Nguyễn Văn đắc, Phó chủ tịch Hiệp hội Dừa Bến Tre, thực chất, nhiều chủ cơ sở thu mua của tỉnh chỉ hưởng hoa hồng trên sản phẩm, còn lại đều do thương lái TQ định đoạt. để hợp pháp hóa việc này, một số thương lái TQ móc nối với người trong nước đứng ra đăng ký kinh doanh.

đây cũng là cách họ áp dụng để thu mua nông sản, thủy hải sản ở thị trường trong nước.

Cần quy hoạch tổng thể vùng nuôi, trồng

Ông Võ Văn Quyền cho rằng, cần siết lại hoạt động quản lý lưu trú đối với người nước ngoài tại các địa phương, thông qua việc liên thông giữa các lực lượng chức năng để kiểm tra, kiểm soát. Mặt khác, về lâu dài, các hội ngành nghề phải tăng cưọng thông tin chia sẻ rủi ro. Bộ Công thương cũng đã yêu cầu các sở địa phương phải có đường dây nóng, khi có người nước ngoài vào thu mua nông sản, thì người dân phải nhanh chóng phản ảnh để kiểm tra và xử lý, tránh bị lừa đảo.

Nhưng muốn giải quyết tận gốc vấn đề, điều quan trọng nhất là phải có một quy hoạch tổng thể về nuôi, trồng song song với việc xây dựng ngành công nghiệp chế biến nông sản thật mạnh. Bởi trên thực tế, văn hóa "trồng- chặt" hay lao theo xu hướng thị trường là do ngành nông nghiệp của chúng ta vẫn còn manh mún, rọi rạc, lại thiếu các nhà máy chế biến nằm trong vùng nguyên liệu. Nên mỗi khi được mùa, lại rớt giá vì thị trường ứ hàng, nông dân phải bán tống, bán tháo. Nếu có các nhà máy chế biến nằm trong vùng nguyên liệu, bên cạnh bán thô, hệ thống nhà máy này sẽ thu mua nông sản, thực phẩm để chế biến, vừa tạo giá trị gia tăng cao cho người dân, vừa tránh tình trạng rớt giá, cũng không còn phụ thuộc vào một đầu ra là thương lái TQ như hiện nay.

Quy hoạch các vùng nuôi - trồng và xây dựng hệ thống nhà máy chế biến là chiến lược không thể thiếu của nước hàng đầu thế giới về nông sản như VN chứ không chỉ đối phó với các thương lái TQ.

Nhóm PV Kinh tế
 

BẠN đọŒC PHẢN Họ’I - COMMENT (23)
Tim
Người TQ nhiều thủ đoạn nhẫn tâm và vô nhân đạo. Hàng hóa của họ là những thứ độc hại! Họ là những kẻ giết người không gươm không dao. Mong mọi người hãy đừng vì giá rẻ mà gây nguy hại cho bản thân, mạng sống của mình! Hãy tẩy chay họ (người TQ).
trâÌ€n thaÌ€nh trai
MoÌ£i ngươÌ€i đêÌ€u thấy rõ trên biển TQ bắt taÌ€u cá, ngư dân VN, trên bơÌ€ tổ chức nuôi thú‰y sản trái phép, luũng đoaÌ£n thiÌ£ trươÌ€ng, phá hoaÌ£i kinh tế biển VN, ở đôÌ€ng băÌ€ng tổ chức sản xuất trái phép, diÌ€m giá đâÌ€u cơ laÌ€m nông dân điêu đứng, trên rưÌ€ng ở những khu vưÌ£c xung yếu thuê đất với danh nghỉa laÌ€m lâm nghiêÌ£p nhưng thưÌ£c chất laÌ€m giÌ€ không ai biết. MoÌ£i ngươÌ€i dân VN vô cú€ng bức xúc tiÌ€nh traÌ£ng naÌ€y.
le quang minh
đề nghị chính phủ cho tổng kiểm tra lao động nước ngoài đang làm việc tại VN. Nếu đủ điều kiện thì cấp phép tiếp tục, không thì trục xuất về nước. Còn việc kinh doanh thương mại cũng vậy, bắc buột họ phải có đăng kí tư cách pháp nhân để dể quản lý và tính thuế. Tình hình hiện nay rất lộn xộn rồi, mạnh tay chỉnh đốn nhanh!
son Thien
Tôi nói thiệt, nếu thưọng lái Trung Quốc không thu mua nông sản, hải sản của nông dân thì ai đứng ra thu mua đây?
MINH TRÍ
NGÀNH CÔNG AN CẦN Tđ‚NG CƯọœNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỊC đọI VỊI NGƯọœI TRUNG QUọC đáº¾N VIọ†T NAM MUA BÁN VÀ LAO đọ˜NG ọž CÁC CÔNG TRƯọœNG XÂY Dọ°NG. Trong thời gian vừa qua thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam đến các khu vực nông thôn thu mua các loại nông sản, hải sản với số lượng rất lớn cũng tạo điều kiện cho người nông dân tiêu thụ được sản phẩm nông sản hàng hóa được sản xuất ra . Tuy nhiên bên cạnh đó có nhiều thương nhân Trung Quốc lợi dụng lòng tin của người nông dân bằng những thủ đoạn, lúc lúc đầu thu mua với giá cao thanh toán tiền sòng phẳng, sau đó được nông dân tin tưởng cho ứng trước hàng hóa trả tiền sau rồi bọ về nước chiếm đoạt luôn , có nhiều hộ nông dân bị lừa tiền mất tật mang số tiền lên đến từ hàng trăm triệu đồng đến hàng tọ· đồng không biết kêu ai, đây là sự thiệt hại rất lớn đối với người nông dân. Nhưng không có một cơ quan tổ chức nào đứng ra bảo vệ quyền lợi của người nông dân bị xâm hại. Có những trường hợp thương nhân Trung Quốc năm này đến thu mua một loại sản phẩm hàng hóa nông sản với giá thu mua cao, người nông dân thấy như vậy năm sau trồng loại sản phẩm này dịên tích và sản lượng vượt trội, nhưng không thấy thương nhân Trung Quốc quay lại để thu mua, cuối cùng người nông dân không tiêu thụ hết sản phẩm đã sản xuất ra bị thiệt hại rất lớn. đây chính là những bài học rất thắm thía, đề nghị các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước có chức năng cần có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn tình trạng này. Trước tiên các chính quyền địa phương nhất là ngành Công an cần phải tăng cưọng kiểm tra quản lý chặt chẽ nhân hộ khẩu, đăng ký tạm trú tạm vắng đối với các thương nhân Trung Quốc đến thu mua nông sản của người dân trên địa bàn, kể cả các công trường xây dựng thuộc các dự án Trung Quốc trúng thầu, hiện nay rất nhiều lao động người Trung Quốc đến làm việc ăn ở bất hợp pháp mà chính quyền địa phương không kiểm tra kiểm soát được. Các cơ quan chức năng phải nắm chắc các thương nhân Trung Quốc đến thu mua hàng hóa trên địa bàn có được cho phép của cơ quan quản lý nhà nước có chức năng cấp giấy phép đăng ký kinh doanh thu mua hàng nông sản hoặc hải sản hay không? Gíây tọ tùy thân như hộ chiếu, giấy thông hành đã được làm thủ tục nhập cảnh chưa? thời hạn được ở lại Việt Nam? Tiếp đến các cơ quan chuyên môn như ngành nông nghiệp cần phải làm tốt công tác quy hoạch đối với đất nông nghiệp, khuyến cáo hướng dẫn người nông dân nên trồng loại cây gì, nuôi con gì cho phù hợp, không nên chạy theo thị hiếu tùy tiện ồ ạt trồng các loại cây không theo quy hoạch , hậu quả người nông dân phải gánh chịu. MINH TRÍ

 

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay10,756
  • Tháng hiện tại42,284
  • Tổng lượt truy cập41,561,094
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây