Bọ˜ TÀI CHÃNH NƯỊC Cọ˜NG HÃ’A Xà Họ˜I CHủ NGHđ¨A VIọ†T NAM ---------------- | Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2012 |
THÔNG TIN BÃO CHÃ Nội dung cơ bản của đề án khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản Nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 |
|
PHẦN I
Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai
1. Xác định giá đất theo "thị trường" để đảm bảo thu đúng, thu đủ cũng như phân chia lợi ích về đất đai giữa nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi, chuyển mục đích sử dụng.
2. đề xuất mở rộng chính sách đấu giá đối với cả đất chưa giải phóng mặt bằng (đất chưa sạch), đẩy mạnh thực hiện đấu thầu các dự án có sử dụng đất nhằm hạn chế tối đa tình trạng giao đất, cho thuê đất theo phương thức chỉ định, đảm bảo tính công khai, minh bạch, bình đẳng trong việc tiếp cận đất đai đối với các đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
3. Rà soát lại việc quản lý sử dụng đất, đối với đất đang còn để trống, nhanh chóng đưa vào sử dụng, đối với đất đã giao nhưng không có khả năng đầu tư đưa vào sử dụng thì chuyển sang mục đích khác có hiệu quả hơn đặc biệt là tại các KCN, KCX, KKT nhằm chống lãng phí, đảm bảo khai thác tiết kiệm và có hiệu quả nguồn lực đất đai, nguồn tài nguyên của đất nước.
4. Rà soát các ưu đãi về đất đai và chuyển dần các hình thức ưu đãi từ giảm thu sang ưu đãi về chi khi giao đất thực hiện dự án đầu tư. Điều chỉnh chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo hướng hạn chế các đối tượng được miễn, giảm; áp dụng ưu đãi miễn giảm theo thời gian hoặc miễn giảm theo số phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư bọ quy định ưu đãi qua giá đất, nhằm tránh sự ưu đãi 2 lần, đồng thời thực hiện các cam kết hậu WTO trong việc xóa bọ các ưu đãi trong chính sách tài chính đối với đất đai.
5. Thực hiện của đề xuất bổ sung đánh thuế đối với tài sản gắn liền với đất. Ngoài ra, bổ sung đánh thuế nặng hơn đối với đất bọ hoang, đất đã giao, đã cho thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng, để khuyến khích người sử dụng đất có biện pháp sử dụng đất hiện quả, trường hợp không có nhu cầu sử dụng thì chuyển dịch cho người có nhu cầu.
PHẦN IIKhai thác nguồn lực tài chính từ sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước 1. định hướng đổi mới cơ chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập, trên cơ sở tách biệt quyền và trách nhiệm về quản lý, sử dụng tài sản giữa cơ quan nhà nước với đơn vị sự nghiệp công lập:
- đối với các cơ quan nhà nước thực hiện đầu tư, bố trí theo tiêu chuẩn, định mức quy định, có sự theo dõi, cập nhật, điều chỉnh phù hợp với thực tế biến động về nhu cầu sử dụng TSNN, khả năng kinh phí, tình hình kinh tế của đất nước và tiến tới hình thành các khu hành chính tập trung.
- đối với các đơn vị sự nghiệp công lập: Thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động theo kết luận 37/TB-TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị, theo đó chuyển từng bước từ cơ chế giao đất không thu tiền sử dụng đất hiện nay sang thuê đất theo nguyên tắc giá thị trường để tạo lập sự chủ động, minh bạch trong hạch toán dịch vụ công. trường hợp Nhà nước giao nhiệm vụ theo đơn đặt hàng thì thanh toán theo nguyên tắc đảm bảo đủ bù đắp chi phí cho đơn vị; đối với các tài sản khác (không bao gồm đất) được Nhà nước xác định giá trị để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp, đơn vị có trách nhiệm khấu hao và bảo toàn vốn đã được giao.
2. Giải pháp xử lý đất đai đối với nhà, đất của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa:
Khi cổ phần hóa doanh nghiệp và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hoá không rà soát nhu cầu và phương án sử dụng nhà, đất sau khi cổ phần, nên số lượng nhà, đất chuyển cho các doanh nghiệp cổ phần hóa là rất lớn, nhu cầu sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh không hết nên dẫn đến sử dụng lãng phí, không hiệu quả; nhưng không được xử lý, sắp xếp lại.
Sau khi cổ phần hóa, các công ty tổ chức lại sản xuất kinh doanh và bộ máy nên có nhiều đất đai không còn nhu cầu sử dụng nữa; bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đăng ký, sử dụng đất đai, thậm chí không thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước nhưng Nhà nước chưa kiểm tra, kiểm soát hết. Các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá không nghiêm túc thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất tại địa phương, thậm chí không thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước và chuyển nhượng, liên doanh, liên kết không đúng quy định. Giữa công ty nhà nước mẹ, con và doanh nghiệp cổ phần có việc sử dụng đan xen và còn nhiều tồn tại do lịch sử để lại.
3. Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai do các Tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang quản lý, sử dụng nhằm tạo nguồn lực cho tái cơ cấu doanh nghiệp.
Thực hiện quyết liệt việc sắp xếp, bố trí lại nhà, đất; nắm đầy đủ quỹ nhà, đất hiện do các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước (bao gồm cả các đơn vị thành viên) đang quản lý, sử dụng, từ đó để làm cơ sở cho việc bố trí lại quỹ đất phù hợp với nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động theo hướng tập trung vào các KCN, khu kinh tế, khu thương mại... Riêng đối với các doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hoá cũng cần được rà soát, nắm lại thực trạng việc quản lý, sử dụng nhà, đất cũng như nghĩa vụ tài chính về đất đai đã thực hiện với NSNN, từ đó có giải pháp xử lý đối với những trường hợp bọ trống, sử dụng lãng phí, kém hiệu quả. Tổ chức thực hiện thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo cơ chế thị trường ; đồng thời, tăng cưọng kiểm soát việc sử dụng vốn của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, hạn chế tình trạng đầu tư thoát ly với nhiệm vụ chính của doanh nghiệp, thực hiện chuyển đổi, rút dần vốn ra khơi lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
PHẦN III
Khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản kết cấu hạ tầng
1. Bán quyền thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đối với những công trình kết cấu hạ tầng giao thông có khả năng và điều kiện thu thuận lợi theo hướng cho phép các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh trong việc thu phí đường bộ để tạo nguồn vốn phục vụ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; cụ thể: Nhà nước bán quyền thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông trong một thời hạn nhất định cho tổ chức, đơn vị, cá nhân. Tổ chức, đơn vị, cá nhân mua quyền thu phí thực hiện thu phí theo giá do Nhà nước quy định; đồng thời chịu trách nhiệm bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông trong thời hạn mua theo đúng cấp tiêu chuẩn hiện có của kết cấu hạ tầng giao thông.
2. Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng cho phép các thành phần kinh tế được thuê quyền khai thác kết cấu hạ tầng giao thông để tạo nguồn vốn phục vụ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; cụ thể: Nhà nước cho thuê quyền khai thác kết cấu hạ tầng giao thông trong một thời hạn nhất định cho tổ chức, đơn vị, cá nhân. Tổ chức, đơn vị, cá nhân được thuê có quyền khai thác; đồng thời thực hiện bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông theo Hợp đồng đã ký kết.
3. Chuyển nhượng có thời hạn kết cấu hạ tầng giao thông đối với những kết cấu hạ tầng giao thông: Cơ chế này cho phép các thành phần kinh tế được nhận chuyển nhượng kết cấu hạ tầng giao thông trong một thời hạn nhất định để họ chủ động đầu tư xây dựng, bảo trì, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông theo nguyên tắc của thị trường; cụ thể: Nhà nước chuyển nhượng có thời hạn kết cấu hạ tầng giao thông cho tổ chức, đơn vị, cá nhân. Người nhận chuyển nhượng có thời hạn kết cấu hạ tầng giao thông sẽ được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi thực hiện khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; được quyết định thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông sau khi có ý kiến thoả thuận của cơ quan có thẩm quyền; được chủ động thực hiện các biện pháp quản lý nhằm bảo đảm cấp tiêu chuẩn của kết cấu hạ tầng giao thông khi đầu tư xây dựng. đồng thời, người nhận chuyển nhượng có trách nhiệm thực hiện đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đã mua theo quy hoạch, đúng lộ trình cam kết.
4. Khai thác quỹ đất 02 bên đường để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông: Quá trình Nhà nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tạo ra địa tô chênh lệch rất lớn của quỹ đất hai bên đường, nhất là tại các vị trí có lợi thế thương mại ở các đô thị có giá đất cao. Cơ chế hiện hành chưa tạo lập được hành lang pháp lý đủ mạnh để Nhà nước điều tiết nguồn lực này theo hướng coi đây là nguồn lực tài chính to lớn, quan trọng để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Do đó cần thiết phải có chế tài đủ mạnh theo hướng tổ chức bán đấu giá đối với quỹ đất 2 bên đường để tạo thêm nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
5. Ãp dụng cơ chế mới theo hướng thống nhất một đầu mối trong quản lý NSNN giữa vốn đầu tư xây dựng mới và vốn bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông với việc giao trách nhiệm bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng cho nhà thầu xây dựng công trình nhằm nâng cao chất lượng công trình, giảm chi phí bảo trì.
Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn eo hẹp, đồng thời việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vẫn được coi là việc riêng và đương nhiên của Nhà nước thì các giải pháp nêu trên trong đề án nhằm khuyến khích, thu hút nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân thông qua việc tạo cơ chế về khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông. Từ đó, giảm gánh nặng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp cho việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội./.
BTC.