Người tiêu dùng lo lắng trước thông tin thịt lợn chứa chất tạo nạc bị cấm sử dụng (Ảnh minh họa: Internet) |
Trong sản khoa thuốc này được sử dụng với chỉ định trong chuyển dạ sớm khi không có biến chứng và xảy ra ở tuần thứ 24-33 của thai kỳ, làm chậm thời gian sinh, có tác dụng đối với sự phát triển của phôi thai nhi.
Còn Clenbuterol là thuốc được sử dụng như một chất giãn phế quản trong điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được, điều trị hen và sử dụng ở bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Theo các quy định hiện hành của Bộ Y tế, Salbutamol và Clenbuterol là thuốc kê đơn, sử dụng cần phải có chỉ định của bác sĩ và bệnh nhân phải tuân thủ theo hướng dẫn về liều lượng, thời gian điều trị của bác sĩ. Nếu tuân thủ liều lượng và thời gian điều trị theo chỉ định của thầy thuốc thì sẽ đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn cho bệnh nhân. Tại
Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ 17 của Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra năm 2011, Salbutamol vẫn có mặt để điều trị hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Như vậy, theo Cục quản lý Dược, trong ngành y tế Salbutamol và Clenbuterol là thuốc, việc sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh, phân phối và sử dụng đã được quy định chặt chẽ tại các văn bản pháp luật về lĩnh vực dược như Luật Dược, Nghị định 79/2006/Nđ-CP quyết định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược…
Còn trong ngành thú y, tại Quyết định số 54/2002/Qđ-BNN ngày 20/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có quy định cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng Salbutamol và Clenbuterol trong sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Ngày 27/3 vừa qua, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần cho biết Bộ NN&PTNT đã đề nghị công an vào cuộc điều tra, ngăn chặn chất tạo nạc trên lợn, đồng thời giao Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng thịt lợn có dấu kiểm dịch nhưng vẫn chứa chất cấm khi đưa ra thị trường.
Theo Bộ NN&PTNT, chất tạo nạc bị phát hiện có nguồn gốc từ Trung Quốc. Do vậy, muốn ngăn chặn tình trạng này cần sự vào cuộc mạnh mẽ của nhiều Bộ, ban, ngành.
Ngoài ra, hiện nay, Bộ Y tế thì cho phép chất này được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trên người, còn Bộ NN&PTNT thì cấm sử dụng trên động vật. Do đó, Bộ NN&PTNT cho rằng cần có sự thống nhất xem có cấm hay không, cấm trong phạm vi nào để công tác giám sát, quản lý được thông suốt.
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT thì tọ· lệ phát hiện thịt lợn chứa chất tạo nạc không phải là cao (trong số 115 mẫu lấy ngẫu nhiên thì có 1% dương tính với chất tạo nạc).
Tuy tọ· lệ không cao nhưng đã gây hoang mang cho người tiêu dùng. "đây là bài học xương máu cho người chăn nuôi", lãnh đạo Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.
N.Anh
Nguồn tin: (Theo VietNamNet)