. Thương hiệu do chính mình gây dựng
Ông Nguyễn Văn Thao (thôn Quảng Hòa, Cam Thành Nam, Cam Ranh, Khánh Hòa) là một trong số ít ND Khánh Hòa tham dự khóa học về quản lý cây trồng do trường Cán bộ quản lý nông nghiệp Trung ương II tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức. Gặp ông sau chuyến đi, ông cho biết: "Tuy lớp học chỉ diễn ra trong 7 ngày nhưng tôi học họi được nhiều điều, nếu không được học lớp này thì quả là đáng tiếc…". đối với ông, kiến thức mà ông thu lượm được rất bổ ích. Lớp học đã cho ông và nhiều ND hiểu sâu sắc thế nào là quản lý cây trồng: muốn trồng cây gì, nuôi con gì phải hiểu rõ tính chất của đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng nơi mình dự định làm; khi đã đưa cây trồng hay vật nuôi vào làm thì kỹ thuật chăm sóc thế nào cho hiệu quả. Trong quá trình thực hiện phải quản lý, tính toán cụ thể hiệu quả đầu tư, xem xét lợi tức thu về... Điều ông Thao tâm đắc nhất qua lớp học này là xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp. Ông Thao thấm thía: "Lâu nay tôi cứ nghĩ việc gây dựng thương hiệu là phải nhọ đến các ngành chức năng, nhưng thật sự để có thương hiệu thì chính ND mới là người trong cuộc. ND là người tạo ra thương hiệu, từ những sản phẩm cây trồng, vật nuôi của mình sản xuất ra. Tạo ra sản phẩm mới từ những kinh nghiệm, kỹ thuật, đầu tư, hơn ai hết chỉ có ND mới hiểu rõ sản phẩm của mình. Bón thứ gì, bao nhiêu ngày thu hoạch, sản phẩm đạt hàm lượng, chất lượng thế nào, chỉ có ND mới hiểu. Và khi đã biết ghi chép tỉ mỉ nhật ký nông trại, các công đoạn chăm sóc để đạt được sản phẩm có chất lượng thì người ND có thể công bố sản phẩm của mình, thu hút doanh nghiệp đến thu mua sản phẩm. Người chủ sản phẩm cần vẽ sơ đồ lô đất nơi sản phẩm xuất xứ, các chỉ tiêu, quy trình, cam kết cung cấp sản phẩm đúng chất lượng, nguồn gốc, như thế người chủ nông trại đã xây dựng được thương hiệu…".
. Học đi đôi với hành
Học họi cách thức quản lý, làm quen với kỹ thuật mới là điều kiện quan trọng giúp nông dân hội nhập. |
Mới đây, chúng tôi có dịp tham dự buổi bế giảng lớp rau mầm do Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Khánh Hòa tổ chức. 30 học viên chủ yếu là phụ nữ rất say mê với việc sản xuất loại thực phẩm mới. Hôm bế giảng, chị Doãn Thị Minh Thư, một ND ở thôn Như Xuân (Vĩnh Phương, Nha Trang) lên thuyết trình như một giảng viên. Chị Thư tâm sự: "Lớp học này quả thật rất có ý nghĩa đối với những người ND như chúng tôi. Vĩnh Phương là vùng ven đô nên có nhiều đất để trồng rau. Bà con ND lâu nay vẫn trồng rau nhưng sức tiêu thụ thấp nên gặp nhiều khó khăn. Nay được học kỹ thuật trồng rau mầm, chúng tôi càng thấy rõ lợi ích của nó". Chị Thư đã cùng các "đồng nghiệp" tự tay sản xuất rau mầm. Các chị đã biết mua giá thể về làm khác hẳn cách trồng rau truyền thống. Kết quả, các chị đã làm được rau mầm từ nhiều loại rau quen thuộc như: củ cải trắng, đậu xanh, rau muống, dền đọ… chỉ mất hơn tuần lễ. Chị Thư tâm sự: "Làm rau mầm rất vui, đêm nằm ngủ cũng rạo rực mong mau sáng để ra xem khay rau mầm từ chính tay mình làm ra. Mình thành công, ông xã, các con cũng vui lây. Thế là cả nhà cùng tham gia làm rau mầm…".
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, đất trồng rau thu hẹp, cách làm rau mầm với nhiều lợi thế đã thu hút ND làm quen. Bà Phạm Thị Ngọc Khánh, Phụ trách Phòng Kỹ thuật, Chi cục BVTV cho biết: Rau mầm là loại rau dễ làm nhưng cũng phải tập huấn cho ND. Trồng rau mầm không tốn diện tích, thời gian sinh trưởng ngắn, thu hoạch nhanh. Trước mắt, ND học làm rau mầm để cung cấp sản phẩm sạch cho gia đình, khi số lượng nhiều có thể bán sản phẩm ra ngoài. Chi cục BVTV trước đây có tổ chức tập huấn cho ND nhưng đây là lần đầu có kết hợp thực hành.
thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang đòi họi người ND phải dám nghĩ, dám làm, thay đổi tư duy, có ý thức vươn lên học họi, làm chủ kỹ thuật, quản lý để làm ăn có hiệu quả hơn. Chỉ khi nào ND thấy rõ trách nhiệm và vai trò của mình trong thời đại mới thì lúc đó mới tạo ra sức bứt phá, đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Nguồn tin: Báo Khánh Hòa