đó là nội dung ông Trần Xuân Giá nói với PV của báo Tiền Phong ngày 21-9, thời điểm trước khi ông bị khởi tố.
Tôi là "cha đẻ" của Luật Doanh nghiệp nên tôi có thể nói đấy là quy định tiến bộ nhất, là "đứa con" sung sướng nhất cả cuộc đọi làm việc, tuy nó chưa hoàn chỉnh, còn phải hoàn thiện.
Trước năm 1989 khi Luật Doanh nghiệp chưa ra đọi, người dân làm bất kỳ việc gì miễn là nhà nước cho phép, còn sau đó, thì được phép làm bất kỳ việc gì mà pháp luật không cấm.
Ông Trần Xuân Giá
Ông Trần Xuân Giá, SN 1939 tại Thừa Thiên-Huế, tốt nghiệp cử nhân kinh tế, có bằng Tiến sỹ kinh tế tại Liên Xô cũ. Từ 1966, là giảng viên tại đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
Từ năm 1981 đến năm 2006, ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như Phó chủ nhiệm ủy ban Vật giá Nhà nước, Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng Chính phủ), Phó chủ nhiệm ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ KH-đT), Bộ trưởng Bộ KH-đT và Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng về đổi mới chính sách kinh tế - xã hội và hành chính.
thời điểm ông Trần Xuân Giá về hưu là ngày 1-10-2006, sau đó về Ngân hàng à Châu (ACB). Tính đến thời điểm từ nhiệm và sau đó là bị khởi tố, ông Giá đã có gần 4 năm làm Chủ tịch HđQT tại ACB và hơn 1 năm làm cố vấn cho ngân hàng này.
Tuy nhiên, chiều ngày hôm qua (27-9), Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã công bố quyết định khởi tố ông Trần Xuân Giá cùng với 3 thành viên nguyên là Phó Chủ tịch HđQT Ngân hàng ACB là ông Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang và Phạm Trung Cang về tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo được tại ngoại và cấm đi khọi nơi cư trú. Riêng đối với ông Trần Xuân Giá, cơ quan điều tra khẳng định ông cũng chỉ là công dân bình thưọng, mọi người đều phải chấp hành pháp luật, ai có công lao đóng góp cho đất nước thì đảng và Nhà nước ghi nhận, nhưng nếu có sai phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm như mọi công dân khác theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.