Phát triển bền vững ngành nghề mây tre đan

Thứ sáu - 04/11/2011 09:21 3.355 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
đứng trước những thách thức mới của cơ chế thị trường và suy thoái kinh tế toàn cầu, các làng nghề thủ công mỹ nghệ, trong đó có nghề mây tre đan xuất khẩu nước ta đang gặp phải những khó khăn rất to lớn tưởng chừng khó vượt qua.

 

Diễn đàn khuyến nông @ công nghệ với chuyên đề "Phát triển bền vững ngành nghề mây tre đan"


Có thể kể tới những khó khăn đó như: giá vật liệu, nhân công và hàng loạt chi phí khác đang leo thang trong khi giá cả đầu ra lại quá thấp, thị trường co lại, hàng tồn đọng khó tiêu thụ do bị nước ngoài ép giá, nhiều cơ sở có nguy cơ bị đóng cửa, đọi sống người lao động gặp nhiều khó khăn.

để giúp các làng nghề và các địa phương tìm cách tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất nhằm ổn định đọi sống người lao động, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu trong những năm tới, ngày 11-12-2008 tại Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức diễn đàn khuyến nông @ công nghệ với chuyên đề "Phát triển bền vững ngành nghề mây tre đan" với sự tham gia của 231 đại biểu đến từ các đơn vị quả lý, nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực mây tre đan của trung ương, Hà Nội và 11 tỉnh khu vực phía Bắc.

Theo Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cả nước hiện có 2.017 làng nghề, trong đó mây tre đan có số lượng lớn nhất với 713 đơn vị, chiếm 24% tổng số làng nghề. Các làng nghề mây tre đan phân bố rộng khắp trong cả nước, chủ yếu tập trung ở đBSH. Nghề mây tre đan thu hút lực lượng lao động, khoảng 350 ngàn người. Hình thức tổ chức phổ biến ở các làng nghề mây tre đan là các doanh nghiệp vừa và nhọ, HTX và hộ gia đình. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 219 triệu USD với mức tăng trưởng bình quân 30%/năm; ước 10 tháng đầu năm 2008 đạt 205 triệu USD.

Tuy nhiên, về cơ bản nghề mây tre đan ở ta vẫn phát triển ở qui mô nhọ. Trên 80% các cơ sở SX không đủ vốn để đổi mới kỹ thuật, mở rộng qui mô sản xuất. Do vậy, hầu hết đều sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp. Hơn nữa do thiếu sự phối hợp đồng bộ của các ngành khoa học kỹ thuật, văn hóa… nên sản phẩm thiếu đa dạng về mẫu mã, hạn chế sức cạnh tranh cả trên thị trưởng trong nước lẫn xuất khẩu.

Hơn 40 câu họi của các đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp, các HTX thủ công mỹ nghệ, các hộ SX mây tre đan XK đến từ Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Sơn La, Thái Bình, Hải Dương, Nam định, Hưng Yên được ban cố vấn diễn đàn giải đáp, trao đổi thẳng thắn, cởi mở tại hội trường đã làm nên một diễn đàn sôi nổi, hào hứng.

Trả lời câu họi của chị Nguyễn Thị Minh đến từ huyện Thạch Thất, Hà nội về khả năng trồng mây nếp và xây dựng vùng nguyên liệu tại chỗ, KS. Trần Hữu Cư, cán bộ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho biết: Trung tâm đang phối hợp với 2 huyện Thạch Thất và Chương Mỹ trồng thử nghiệm 52,5 ha mây nếp dưới 2 hình thức xen canh và trồng thuần trên đất đồi nhằm rút kinh nghiệm để phổ biến rộng cho các địa phương và bà con nông dân trong tỉnh hiện đang sinh trưởng, phát triển khá tốt, tọ· lệ cây sống trên 95%.

Theo anh Cư thì mây nếp dễ trồng, nhanh cho thu hoạch và khả năng cho hiệu quả kinh tế khá cao nếu làm đúng kỹ thuật. Mô hình trồng mây nếp cải tiến ở Thái Bình cho thấy có thể chủ động được nguồn nguyên liệu tại chỗ với chi phí thấp mà mức thu nhập của nông dân khá cao 50-60 triệu đồng/ha/năm. Giải đáp về thắc mắc của ông Tạ Văn Thất (làng nghề Ninh Sở - Hà Nội) về hướng khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các làng nghề mây tre đan, TS. Nguyễn Bích Ngọc, Phó Viện trưởng Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam cho hay, Viện đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng thành công công nghệ xử lý tre nứa bằng hóa chất chỉ trong 3-5 ngày thay cho việc các gia đình đem ngâm xuống ao, kênh, mương trong thời gian 5-6 tháng vừa rút ngắn được thời gian vừa tránh được ô nhiễm nguồn nước. Công nghệ dễ làm, rẻ tiền, có thể xây dựng thành trung tâm xử lý nguyên liệu tập trung cho các hộ gia đình sẽ thuận tiện hơn. Các thắc mắc về cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước, qui hoạch và xây dựng làng nghề, đào tạo, huấn luyện, vay vốn ngân hàng, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường v.v… đều được ban cố vấn diễn đàn giải đáp thọa đáng.

Tổng kết diễn đàn, ông Phùng Quốc Quảng, PGđ Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư quốc gia nhấn mạnh: để có thể phát triển ngành nghề mây tre đan một cách bền vững cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các làng nghề, bà con nông dân, các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng của Nhà nước để đề ra những giải pháp đồng bộ từ xây dựng, khai thác vùng nguyên liệu tại chỗ ổn định, lâu dài, giá rẻ với nhiều hình thức đầu tư liên kết, liên doanh, bao tiêu sản phẩm; qui hoạch tập trung các làng nghề để có điều kiện xây dựng các trung tâm xử lý, bảo quản nguyên liệu, thiết kế mẫu mã… phục vụ các hộ gia đình và tiện cho việc xử lý ô nhiễm môi trường; xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường xuất khẩu có tính ổn định và lâu dài.

Nguồn tin: Nông nghiệp Việt Nam

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại56,765
  • Tổng lượt truy cập41,237,366
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây