Phí bảo trì đường bộ: Cần sự hợp lý, hợp pháp

Thứ năm - 10/05/2012 14:06 1.205 0
đề án thu phí bảo trì đường bộ (BTđB) của Bộ GTVT chưa đảm bảo cơ sở pháp lý hiện hành và nâng mức đóng góp của người dân, tạo sự bất công trong bối cảnh "phí chồng phí" hiện nay.

đó là ý kiến của nhiều đại biểu tham gia hội thảo do Hiệp hội Giao nhận kho vận VN (VIFFAS) phối hợp Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM tổ chức ngày 9.5.

Lập lọ giữa thuế và phí

 

 
 

Quan trọng nhất, phải làm rõ thế nào là phí, thuế, không nên lập lọ, biến tướng một loại thuế thành phí

 

đBQH Trần Du Lịch

 

Theo TS Trần Du Lịch - Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội (đBQH) TP.HCM, ủy viên ủy ban Kinh tế QH, trong thời gian gần đây, việc huy động vốn từ tư nhân đang "teo" lại, thậm chí có nhà đầu tư xây công trình xong đòi trả lại cho TP như trường hợp cầu Phú Mỹ. Cho nên, dưọng như cơ quan chức năng đang cố nhắm đến hướng thứ hai là tăng số tiền đóng góp của người dân. Song nguyên tắc là người dân đóng thuế thì nhà nước phải đảm bảo hạ tầng giao thông. đưọng xấu hay tốt chưa cần bàn, mà trước hết phải có đường cho dân đi lại. Khi nào làm được đường tốt hơn, đi nhanh hơn để dân lựa chọn thì mới có thể buộc họ trả tiền. ọž VN hiện nay thì hầu hết đường đều độc đạo nhưng vẫn "đè" ra thu phí. Người dân bước ra cửa là mất tiền, không có tiền thì phải ngồi nhà. Ông Lịch cho rằng, đó đã là một sự thông cảm, chia sẻ hết mức của người dân, chính quyền đừng vì sự thông cảm này mà lấn tới đòi họi thêm nhiều khoản phí khác.

"Quan trọng nhất, phải làm rõ thế nào là phí, thuế, không nên lập lọ, biến tướng một loại thuế thành phí. Về bản chất, thuế là nghĩa vụ công dân phải đóng mà không được quyền đòi họi một đối phần trực tiếp. Còn phí thì khác, người dân đưa tiền thì phải được nhận lại một đối phần trực tiếp. Như vậy vấn đề đặt ra, phí BTđB thực chất là phí hay là thuế? Thu phí theo đầu phương tiện, xe sử dụng đường bộ hay không cũng phải đóng như nhau, về bản chất chính là một loại thuế tài sản. Phí do ủy ban Thưọng vụ QH quy định, thuế thì QH quy định, chứ không phải do Chính phủ đặt ra. Chưa kể, luật Giao thông đường bộ quy định, Chính phủ lập quỹ BTđB từ các nguồn: ngân sách nhà nước, hoặc các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn thu khác. Thế nhưng, Nghị định 18 của Chính phủ lại quy định phí BTđB thu trên đầu phương tiện giao thông là đẻ thêm điều khoản mà luật không quy định. Tôi sẽ đề nghị QH cân nhắc kỹ vấn đề này, vì một chủ trương liên quan đến túi tiền của người dân thì không thể quyết một cách dễ dãi" - TS Lịch nói.

 

Phí bảo trì đường bộ
Người dân, doanh nghiệp đang phải đóng quá nhiều khoản thuế, phí về giao thông để đi trên những con đường hư họng - Ảnh: P.T

Doanh nghiệp ngắc ngoải

Theo VIFFAS, hiện cả nước có hơn 1.000 doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực logistics (loại hình dịch vụ tổng hợp gồm tất cả các công đoạn nhận hàng, vận chuyển, lưu kho… hàng hóa) và hàng nghìn DN vận tải. đây là những đối tượng đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, sức mua giảm sút, lượng hàng hóa vận chuyển giảm cùng với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, nay tiếp tục chịu tác động trực tiếp từ chủ trương thu phí BTđB. Ông Đinh Nam Dinh - Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, cho rằng DN vận tải hiện đang "gánh" vô số loại thuế, phí trên một đầu phương tiện. Chỉ riêng phí cầu đường, hiện xe từ TP.HCM đi các tỉnh miền Tây phải qua ít nhất 4 trạm thu phí; đi Buôn Ma Thuột có đến 7 trạm lượt đi và 8 trạm lượt về; đi về hướng Bình Dương, Bình Phước cũng phải qua đến 3 - 4 trạm… Mạng lưới trạm thu phí dày đặc (trong đó đã gồm phí BTđB) đang bao trùm lên vùng kinh tế trọng điểm phía nam là nơi có mật độ giao thông hàng hóa cao nhất cả nước.

Bất công nhất là, Bộ GTVT đề xuất thu phí cào bằng trên đầu phương tiện mà không căn cứ vào thực tế tham gia giao thông. Với DN vận tải, nếu vừa đánh phí trên xe đầu kéo lẫn sơmi-rơmoóc sẽ là "thu phí kép" vì 2 loại này phải kết hợp mới tham gia vận chuyển hàng hóa được. Chưa kể, hàng loạt xe hư họng nằm sửa chữa, xe bị tai nạn tạm giữ, xe vận chuyển nội bộ trong khu công nghiệp… không tham gia đường bộ nhưng vẫn bị thu phí hằng năm. Ngoài ra, quy định thu phí theo kỳ đăng kiểm sẽ buộc DN phải huy động ngay một số vốn không nhọ trước khi đưa phương tiện đi đăng kiểm, với DN lớn thì số tiền đóng phí có thể lên tới cả tỉ đồng/tháng. Điều này buộc nhiều DN phải đi vay để đóng phí và như vậy phải trả lãi 2 lần cho một đầu phương tiện (vay để đầu tư phương tiện và vay để nộp phí BTđB). Chưa kể, yêu cầu nộp trước một số tiền lớn hằng năm chẳng khác nào một hình thức chiếm dụng vốn của DN. Hệ quả xấu là sẽ có tình trạng xe container, đầu kéo "né" đăng kiểm để hạn chế đóng phí, xe không đảm bảo kỹ thuật lưu thông trên đường sẽ tăng nguy cơ tai nạn.

"Ngành GTVT cần kiểm soát được chi phí đầu vào của hệ thống giao thông đường bộ, ban hành mức giá chuẩn cho việc xây dựng 1 km mỗi loại đường. Trên cơ sở giá đầu tư hợp lý, chất lượng tốt, thì chi phí duy tu, bảo trì hằng năm sẽ ở mức thấp. Khi đó, phải tính toán mức phí phù hợp với từng loại phương tiện theo nguyên tắc: phương tiện nào sử dụng hệ thống đường bộ nhiều thì đóng phí nhiều và ngược lại" - ông Dinh góp ý.

 

"Thùng không đáy"

Tôi từng đề xuất giải pháp của Trung Quốc là nhà nước xây đường xong bán lại quyền thu phí cho tư nhân. Song, nhiều người bảo như thế là lý thuyết, đường Việt Nam xây xong không ai mua, vì chi phí quá đắt mà chất lượng lại thấp, thậm chí giá thành còn cao hơn cả các nước tiên tiến. Như vậy, bài toán đầu tiên ngành giao thông phải giải quyết là vấn đề chất lượng và giá thành. Nếu không khắc phục được "căn bệnh" này, thì có bơm thêm bao nhiêu tiền vào cũng như "thùng không đáy".

đBQH Trần Du Lịch

BẠN đọŒC PHẢN Họ’I - COMMENT (6)
phuong
TS. Trần Du Lịch phân tích rất đúng. Quả là người đại diện của nhân dân. Việt Nam lao động rẻ nhưng chi phí làm đường quá cao và chất lượng kém. Nếu không có giải pháp cho vấn đề này thì lấy hết tài sản của nhân dân cũng không đủ làm và bảo trì đường. Một ví dụ nhọ là chỉ xây dựng 1 trạm thu phí thôi mà ngốn tới 80 tọ·. Kinh thật.
MINH TRÍ
PHÍ BẢO TRÃŒ đƯọœNG Bọ˜ CÁCH LÀM NGƯọ¢C. đối với các nước trên thế giới khi đầu tư cho giao thông thì nhà nước phải đầu tư xong hoàn chỉnh, sau đó cần thiết phải thu phí để bảo trì đường đó là điều tất nhiên, không ai ý kiến phản đối. Nhưng đối với nước ta thì đường chưa làm, nhưng bắt người dân phải đóng phí bảo trì để có nguồn đầu tư làm mới các tuyến đường chính, vì vậy đa số người dân và doanh nghiệp không đồng tình. Chúng ta đều biết một đất nước muốn phát triển thì Nhà nước cần phải tập trung ngân sách để đầu tư công là điều tất nhiên,tuy nhiên những năm qua ở nước ta việc đầu tư công các công trình không dứt điểm, kéo dài , chất lượng quá kém , như tuyến đường quốc lộ mới hoàn thành đưa vào sử dụng năm trước thì năm sau đã bị hư họng xuống cấp. Do không tập trung dứt điểm nên không thể nào phát huy được hiệu quả, vì thời gian vận chuyển hành khách, lưu thông hàng hóa mất quá nhiều thời gian, như đoạn đường từ TP.HCM đến Buôn Ma Thuột chỉ có khoảng cách 350km, nếu có đường cao tốc chỉ cần hơn 2 giọ là đến nơi, nhưng hiện nay phải mất đến 9 giọ, đây là sự lãng phí trong xã hội. Qua tìm hiểu ở các nước, nhất là các công trình giao thông thì phải nói là chất lượng rất tốt, chúng ta chứng kiến như tại thủ đô Bangkok bị ngập nước hơn 1 tháng , nhưng sau khi nước rút công trình giao thông không bị ảnh hưởng hư họng gì, các phương tiện giao thông vẫn hoạt động bình thưọng, do vậy vừa qua TP.HCM đã cử một đoàn sang thủ đô Băngkok để học tập kinh nghiệm. Hoặc tại đất nước Hàn quốc nhà nước tập trung đầu tư 5 tuyến đường bộ cao tốc từ thủ đô Seoul về các tỉnh, thành phố như đường quốc lộ như nước ta, các tuyến đường này đã đầu tư trên 30 năm, 40 năm rồi rồi, nhưng đến nay chất lượng còn rất tốt, chính những con đường cao tốc này đã góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của đất nước Hàn quốc. đối với các nước này sau khi nhà nước làm xong các tuyến đường đưa vào sử dụng mới tiến hành đặt trạm thu phí, không thu phí chung trên tất cả đầu phương tiện như ở nước như nước ta, nếu thu như vậy là bất hợp lý, phí chồng lên phí, thuế và phí không rõ ràng. đối với nước ta để có nguồn đầu tư cho giao thông , cần đầu tư các tuyến đường quốc lộ là huyết mạch của quốc gia, ưu tiên nguồn vốn từ ngân sách nhà nước , các nguồn vốn vay nước ngoài như ODA,WB… đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư các tuyến đường , khi các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng cho phép các nhà đầu tư được phép thu phí qua trạm. Còn đối đề án thu phí bảo trì đường bộ thu trên đầu phương tiện như hiện nay không hợp lý không nên áp dụng, tiếp tục thu phí qua các trạm để có nguồn duy tu bảo dưỡng đường bộ, đề nghị thu phí qua xăng dầu là hợp lý nhất dễ quản lý nguồn thu, đầu xe phương tiện chạy nhiều thì đương nhiên đóng phí nhiều không ai thắc mắc. MINH TRÍ
Hương Nguyễn
Bài toán giao thông có rất nhiều lời giải và việc của ông bộ trưởng do dân và vì dân là phải giải bài toán này để tạo thuận tiện cho việc đi lại chính đáng của người dân. Tôi tin là vị bộ trưởng tài giọi lắm chiêu của ta chắc chắn sẽ tìm được giải pháp hợp tình hợp lý nhất. Mong rằng ông đừng để toàn dân thất vọng như việc đề xuất thu các kiểu phí một cách "trớt quớt" như vừa rồi.
Vâng, tôi là người có xe hơi, tôi "giàu" hơn những người nghèo và chắc chắn tôi là người yêu nước vì tôi đóng thuế đầy đủ. Cũng như mọi người khác, tôi có quyền và bắt buộc phải đi lại để tạo ra thu nhập cho bản thân, gia đình, xã hội và đóng thuế xây dựng đất nước. Không thể hạn chế quyền đi lại của chúng tôi được.
Tôi đã từng thưọng xuyên đi xe bus đi làm, dù chưa bị "hạn chế phương tiện cá nhân" vào cái thời chính phủ mới đưa hệ thống xe bus vào sử dụng trở lại. Tôi cũng đã từng khuyến khích gia đình và bạn bè mình sử dụng xe bus và cảm thấy tự hào với bản thân về việc sử dụng xe bus như một người Việt Nam văn minh, yêu nước và rất tin tưởng vào sự phát triển của đất nước. Thế nhưng niềm tin của tôi xuống cấp dần cùng với sự xuống cấp của hệ thống xe bus và dịch vụ của nó. Hệ thống xe bus cho đến nay vẫn là hệ thống vận tải công cộng nội đô duy nhất không những không phát triển mà còn xuống cấp thảm hại và không được quan tâm một cách đúng đắn.
Vậy thì, việc tới thế kọ· 21 rồi mà Việt Nam vẫn chỉ có duy nhất xe bus là hệ thống vận tải công cộng nội đô duy nhất và lại đang xuống cấp trầm trọng có phải trách nhiệm của ông bộ trưởng giao thông không? Tại sao các phương tiện cá nhân phát triển ồ ạt trong khi phương tiện công cộng không phát triển, thậm chí bị bọ mặc cho xuống cấp cả phần cứng lẫn phần mềm? Có phải vì phát triển xe bus thì nhà nước không thu được tiền mà còn phải trợ giá, trong khi lại thu được rất nhiều tiền từ việc thu thuế các loại phương tiện cá nhân? Bây giọ muốn hạn chế phương tiện cá nhân lại sáng kiến ra loại phí để tận thu của dân. Như vậy vẫn tiếp tục thu được tiền thuế khủng từ phương tiện cá nhân lại thu thêm được tiền phí mới khủng không kém.
Khaltt
Không thay đổi, có tạo ra bao nhiêu loại phí và tăng phí đến mức nào đi nữa thì cũng không đủ bảo trì. đưọng thì làm giá cao nhưng chưa xong hư, sửa cuối đường thì đầu đuọng đã hư. Cứ thế này thì bao nhiêu tiền của đổ vô đó cho đủ.
Nguyễn Văn Linh
Theo tôi biết hiện nay trong 1 lít xăng có rất nhiều loại phí, nhưng đổi lại người tham gia giao thông nhận được gì? đường vừa làm xong thậm chí chưa nghiệm thu bàn giao đã bắt đầu xuống cấp. Sử dụng được vài năm thì mặt đường xuất hiện đầy ổ voi, ồ gà. Và lí do là gì nếu không phải là sự bớt xén của những người có liên quan. Có 1 câu họi tôi muốn gửi đến bộ trưởng bộ GTVT là: tỉ lệ thất thoát ở các công trình do bộ quản lí là bao nhiêu %, và khi phát hiện được bộ có thu hồi được không? Tôi họi thế vì qua báo chí tôi biết được những công trình do bộ đầu tư thất thoát rất nhiều, nhưng lại không thấy ai là người chịu trách nhiệm bồi thưọng cả, chỉ thấy " con nhà họ Phí" cứ được đẻ ra ngày càng nhiều. Chúng tôi sẳn sàng nộp phí để có những công trình tốt hơn, đẹp hơn cho xã hội chứ không phải để ai đó có nhà đẹp hơn và có xe xịn hơn.

 

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay1,818
  • Tháng hiện tại71,931
  • Tổng lượt truy cập41,252,532
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây