Philippines chống ngoại xâm

Thứ bảy - 07/07/2012 23:19 1.551 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Chính sách hiếu chiến trên biển đông của Trung Quốc đang buộc Philippines nhanh chóng tăng cưọng sức mạnh quân sự, chuyển hướng quân đội từ mục tiêu chống phiến quân sang tự vệ, chống ngoại xâm.
Hải quân Mỹ và lực lượng tuần duyên Philippines tập trận ở thành phố miền nam General Santos hôm 5-7 - Ảnh: Reuters

Theo báo Asia Times, vào tháng tới Philippines sẽ đấu thầu các dự án tăng cưọng vũ trang trị giá khoảng 70 tỉ peso (1,8 tỉ USD). đây là bước đầu tiên trong chiến dịch hiện đại hóa lực lượng vũ trang Philippines (AFP) trong vòng năm năm tới với tổng đầu tư dự kiến lên đến 500 tỉ peso (gần 12 tỉ USD).

Trong những tháng qua, các quan chức Bộ Quốc phòng Philippines và AFP đã đến Anh, Pháp, Ý, Ba Lan, Nga, Hàn Quốc và Tây Ban Nha. Một số nguồn tin từ Manila cho biết Philippines cũng đang xem xét mua một hạm đội tàu tuần tra trên biển có tốc độ cao do Việt Nam phát triển với sự hỗ trợ công nghệ của Nga.

Chuyển hướng mục tiêu

Tháng tới, Manila sẽ mọi thầu 138 hợp đồng mua vũ khí mới cho không quân và hải quân, bao gồm máy bay chiến đấu, trực thăng tấn công, máy bay tuần tra đường dài, tàu chiến, rađa phòng không và một số loại vũ khí hiện đại khác nhằm tăng sức mạnh phòng vệ trên biển và trên đất liền.

Trước đó, AFP đã ký hợp đồng mua tám trực thăng tấn công Sokol mới từ Tập đoàn vũ khí Ba Lan PZL-Swidnik SA, và đến nay đã tiếp nhận bốn chiếc. đây là loại trực thăng có khả năng chở 12 binh sĩ, mang theo các loại vũ khí như đại bác, súng máy, tên lửa không đối không...

AFP cũng sẽ mua một số máy bay F-16, SAA, LIFT, TA-50... Hải quân Philippines cũng đang xem xét mua tên lửa chống tàu như tên lửa Harpoon của Mỹ và dự kiến sẽ mua một tàu ngầm vào năm 2020.

Theo chiến lược quốc phòng mới, AFP sẽ chuyển từ mục tiêu chống phiến quân ly khai sang chống kẻ thù ngoại xâm. Các tiểu đoàn bộ binh trước đó được đặc nhiệm Mỹ đào tạo trong lĩnh vực chống phiến quân đang được đào tạo lại để làm nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ. Lực lượng cảnh sát bán quân sự sẽ chịu trách nhiệm đối phó với các mối đe dọa an ninh nội địa như các nhóm vũ trang ly khai.

Dù Mỹ đã cam kết sẽ giúp Philippines xây dựng hệ thống quốc phòng đủ mạnh, nhưng giới quan chức quân sự Manila khẳng định Philippines sẽ không dựa dẫm hoàn toàn vào Mỹ mà cần phải tự lực. Các chuyên gia quân sự Philippines vạch rõ tâm lý dựa dẫm vào cái ô an ninh khu vực của Mỹ chính là một trong những nguyên nhân khiến sức mạnh tài chính, vũ khí và hậu cần của AFP thua xa so với các nước trong khu vực.

Tìm hỗ trợ quốc tế

Nhật và Êc đã đề nghị được hỗ trợ Philippines tăng cưọng khả năng tuần tra, giám sát trên biển. Các cuộc đàm phán song phương vẫn đang diễn ra. Tokyo yêu cầu Manila phải đáp ứng các điều kiện về ODA, còn Canberra muốn Manila thông qua thọa thuận về quy chế của các lực lượng đồn trú (SOVFA) tương tự như giữa Philippines và Mỹ. Thượng viện Philippines đang thảo luận về SOVFA với Êc. Theo thọa thuận về SOVFA với Philippines, quân đội Mỹ được phép tổ chức các cuộc tập trận trên lãnh thổ Philippines.

Lên tiếng chỉ trích việc tăng cưọng sức mạnh quân sự trên biển đông của Philippines, giới truyền thông và quân sự Trung Quốc còn đe nẹt Philippines là đang gây thêm căng thẳng. "Nếu Philippines dám leo thang hoạt động cảnh sát biển thành chiến dịch quân sự, nước này sẽ rơi vào thảm họa từ cú tấn công của Trung Quốc" - thời Báo Hoàn Cầu dẫn lời thiếu tướng Từ Diễm thuộc đại học Quốc phòng của quân đội Trung Quốc đe đọa.

SƠN HÀ

 

Stratfor cảnh báo về CNOOC

Tổ chức nghiên cứu thông tin tình báo toàn cầu Stratfor (Mỹ) vừa lên tiếng cảnh báo các công ty quốc tế và khu vực cần thận trọng và dè chừng với các dự án mọi thầu, liên doanh thăm dò, khai thác dầu khí trên biển đông với Trung Quốc.

Stratfor vạch rõ Bắc Kinh đang sử dụng Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) làm lá bài để vừa thực thi các tuyên bố về chủ quyền, vừa vơ vét nguồn năng lượng ở biển đông. Nhìn bề ngoài, việc mọi thầu để thăm dò và khai thác chung này của Trung Quốc có vẻ như một lời đề nghị hòa hoãn, nhưng thật ra lại kèm theo một cái giá.

"Các nước khác sẽ được mọi và đổi lại sẽ được hưởng một số lợi ích, nhưng rốt cuộc Trung Quốc sẽ cung cấp giàn khoan, tiền và nhân lực" - Stratfor nêu rõ và nhấn mạnh các thọa thuận liên doanh về năng lượng với Trung Quốc "cũng có nghĩa là ngầm thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên những vùng nước này".

VIọ†T PHƯÆ NG (Theo ABS-CBN)

 

Nguồn tin: Tuoitreonline

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập81
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm80
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại60,311
  • Tổng lượt truy cập41,128,114
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây