Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez. Ảnh: Philstar
Phát biểu trong cuộc họp báo hôm 3-8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết nước này đang khẩn trương xúc tiến bước đi pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, bất kể Bắc Kinh có hợp tác hay không.
"Chúng tôi đang tiến hành các công tác chuẩn bị và hi vọng có thể làm việc này càng sớm càng tốt", ông Hernandez nói, nhưng không cho biết khung thời gian cụ thể.
"Chúng tôi đang nghiên cứu chặt chẽ và hi vọng có thể sử dụng bước đi pháp lý để giải quyết tranh chấp một cách hoà bình", ông Hernandez nói thêm, đồng thời nhấn mạnh rằng Philippines đã gửi 12 công hàm ngoại giao phản đối Trung Quốc kể từ tháng 4, khi cuộc đối đầu giữa hai nước vì bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham bùng phát.
Tom Ginsbur, giáo sư về luật biển và khoa học chính trị tại đại học luật Chicago, cho rằng lý lẽ của Philippines trọng vụ việc rất vững vàng. Nhưng ông nói thêm rằng vấn đề là ở chỗ Trung Quốc không muốn chấp nhận phán quyết của các toà án quốc tế.
"Tôi không nghĩ Philippines có thể làm điều đó mà không có sự nhất trí từ phía bên kia", ông Ginsburg nói bên thềm hội nghị tại Trung tâm Angara về chính sách kinh tế và luật.
VIọ†T NAM VÀ PHILIPPINES NÊN CÙNG đƯA RA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIọ‚N đÔNG THEO LUẬT PHÃP QUọC TẾ Chúng ta đã biết trong thời gian vừa qua Trung quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện ý đồ của mình, liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ "đường lưỡi bò". Thực hiện đúng ý đồ của mình, tuyên bố thành lập thành phố Tam sa bao gồm cả huyện đảo Hoàng sa và trường sa thuộc chủ quyền của nước ta. Nay Trung Quốc ngang nhiên tổ chức chào thầu 9 lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển đông (DOC). đối với quần đảo Hoàng sa, trường sa, chúng ta đã có nhiều chứng cứ lịch sử xác định rõ chủ quyền không thể chối cãi được, đã đến lúc chúng ta phải bằng mọi giá ngăn chặn không để phía Trung quốc thực hiện ý định của họ. Trước tình hình đó Philippines cũng đã đệ đơn phản đối ngoại giao với Trung Quốc về thành lập một tỉnh mới được gọi là "Tam Sa" để quản lý các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển đông của Bắc Kinh. Các nhà ngoại giao Philippines ngày 4/7 ở thủ đô Manila đã triệu tập đại sứ Trung Quốc Mã Khắc Thanh trao công hàm phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa (thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) chịu trách nhiệm quản lý tất cả vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển đông, việc thành lập TP Tam Sa đã đi ngược lại tinh thần của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển đông. Việt nam và Philippines có điểm chung đều phản đối Trung quốc thành lập thành phố Tam sa, vùng biển đông bao gồm cả quần đảo trường sa từ trước đến nay hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Hai nước Việt nam và Philippines đều tôn trong luật pháp quốc tế, riêng Trung quốc nhiều học giả trong nước khẳng định về "đưọng 9 đoạn" (tức đưọng biên giới biển theo yêu sách của Trung Quốc được thể hiện bằng 9 đoạn, còn gọi là đưọng Lưỡi bò, hay đưọng hình chữ U) ; nhưng trên toàn thế giới từ xưa đến nay không hề có đường biên giới trên bộ hay trên biển hư ảo. đưọng 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra đưọng 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật. Do vậy Trung quốc không bao giọ dám đưa việc tranh chấp biển đông ra Toà án quốc tế về luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra để phán quyết, vì không có cơ sở pháp lý. để từng bước giải quyết tranh chấp vùng biển đông, hai nước Việt nam và Philippines nên cùng đưa ra Toà án quốc tế về luật biển để giải quyết tranh chấp vùng biển đông của hai nước, ranh giới xác định cụ thể để được luật pháp quốc tế công nhận. Sau khi được Tòa án quốc tế về luật biển phán quyết, thì đây cũng là cơ sở pháp lý để sau này giải quyết tranh chấp vùng biển đông với Trung quốc.