Tuy nhiên, bà Thanh được cơ quan chức năng trả lời là đất đã bị san lấp, sử dụng không đúng mục đích khi chưa được phép nên bị xử phạt hành chính. Bà Thanh họi: Mức xử phạt đối với trường hợp này như thế nào, được quy định tại văn bản nào?
Về vấn đề trên, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:
Xác định mức độ hậu quả
Việc xác định mức độ hậu quả của hành vi vi phạm hành chính được quy định tại Điều 7 Nghị định số 105/2009/Nđ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:
Mức độ hậu quả của hành vi vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc quy đổi giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm thành tiền theo giá đất tại thời điểm xử phạt do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất đó quy định và chia thành 4 mức sau đây:
- Mức 1: trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền dưới 30.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp, dưới 150.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;
- Mức 2: trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ 30.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp, từ 150.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;
- Mức 3: trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ 80.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp, từ 400.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;
- Mức 4: trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ 200.000.000 đồng trở lên đối với đất nông nghiệp, từ 1.000.000.000 đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.
Mức phạt đối với hành vi sử dụng đất không đúng mục đích
Tại khoản 1, khoản 4 Điều 8 Nghị định này quy định mức xử phạt đối với hành vi sử dụng đất không đúng mục đích như sau:
Sử dụng đất không đúng mục đích mà không thuộc các trường hợp sau: Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp, chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ao, hồ, đầm, nuôi trồng thủy sản sử dụng nước mặn mà không được UBND cấp có thẩm quyền cho phép; Hoặc chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác mà không được UBND cấp có thẩm quyền cho phép; Hoặc chuyển từ đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp theo quy định phải nộp tiền sử dụng đất mà không được UBND cấp có thẩm quyền cho phép; Hoặc chuyển từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở mà không được UBND cấp có thẩm quyền cho phép, thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức1;
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức 2;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến10.000.000 đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức 3;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức 4.
trường hợp chuyển từ đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp theo quy định phải nộp tiền sử dụng đất hoặc chuyển từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở mà không được UBND cấp có thẩm quyền cho phép thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức 1;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức 2;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức 3;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức 4.
Bà Phùng Thị Thanh có thể tham khảo quy định trên để biết mức xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà không được UBND cấp có thẩm quyền cho phép.
Tuy nhiên, việc xử phạt vi phạm hành chính phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý đất đai, người có thẩm quyền phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính. Trong biên bản vi phạm hành chính phải nêu rõ hành vi vi phạm, mức độ vi phạm làm căn cứ ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, thì người lập biên bản phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải do người có thẩm quyền quy định tại các Điều 25, 26 và 27 của Nghị định số 105/2009/Nđ-CP thực hiện.
Nguồn tin: baodientuchinhphu