Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose L. Cuisia đưa ra tuyên bố này trong cuộc họp thường niên của Hội đồng các vấn đề thế giới tại Greater Hampton Roads ngày thứ Sáu (17/5) vừa qua. "Điều cần thiết là Philippines phải làm việc với các nước khác để bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông, nơi ước tính khoảng 1,3 nghìn tỷ USD giá trị thương mại của Mỹ chảy qua mỗi năm", Cuisia cho biết.
Ông nói thêm rằng trong hai năm qua, cộng đồng quốc tế đã chứng kiến sự gia tăng các hoạt động hiếu chiến trong vùng nước ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Biển Đông (họ gọi là vùng biển Tây Philippines). "Khi một quốc gia khác dám tuyên bố sở hữu khoảng 75 % vùng đặc quyền kinh tế biển của Philippines, chúng ta có bổn phận phải đứng lên và bảo vệ nó", Cuisia cho biết, ám chỉ về Trung Quốc và đường chín đoạn (đường lưỡi bò) mà nước này đã ngông cuồng tuyên bố trước đây.
Bãi cạn Scarborough - Nơi Philippines và Trung Quốc diễn ra tranh chấp chủ quyền. |
"Khi nước khác cho đỗ tàu thuyền của mình trên một bãi ngầm chỉ cách 120 km từ đất liền của chúng tôi và hơn 400 km từ phía họ, Philippines không thể giữ im lặng", ông nói thêm, nhắc đến những căng thẳng và tranh chấp đang diễn ra gần đây trên Biển Đông.
Theo đại sứ Philippines, điều này buộc Manila phải xây dựng một thế trận quốc phòng đáng tin cậy tối thiểu, nhằm ngăn chặn bất kỳ hành động gây hấn nào có thể sẽ được thực hiện đối với Philippines.
Cuisia cho biết Philippines đã bắt đầu các thủ tục trọng tài quốc tế nhằm chống lại Trung Quốc dựa trên nghĩa vụ chung của cả hai nước đối với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Ông nói thêm rằng Philippines cũng đang làm việc với phần còn lại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để đưa ra một luật định ràng buộc pháp lý về quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
"Chúng tôi rất rõ ràng khi tiến hành yêu cầu cam kết cho cả hai quá trình, chúng có ý nghĩa bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau", ông nói. Cuisia cho biết Philippines sẽ nỗ lực đưa các quy tắc ứng xử ở Biển Đông vào trung tâm của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Brunei tới đây.
Ngoài ra, ông Cruise cũng nhấn mạnh chính sách tái cân bằng của Washington đối với châu Á. "Nó còn hơn cả một quyết định chính sách, điều này thực sự là một mệnh lệnh chiến lược, khi khu vực châu Á Thái Bình Dương đã trở thành mối quan hệ của thế giới năng động nhất cho mọi cơ hội, và không khoan nhượng nhất với mọi thách thức", Cuisia bình luận.
“Philippines hoan nghênh chiến lược này. Khi là một đồng minh hiệp ước, Manila sẽ công nhận và chấp nhận vai trò quan trọng của nó. Chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với Hoa Kỳ, trên cơ chế đó, sẽ đảm bảo rằng thỏa thuận an ninh của chúng tôi vẫn có liên quan và cùng có lợi”, ông khẳng định. Với chính sách tái cân bằng, Cuisia cho biết Philippines đang tìm kiếm các cơ hội để được hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực và cứu trợ nhân đạo và thiên tai.
Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại Philippines Harry K. Thomas, khi được yêu cầu bình luận về căng thẳng hiện tại giữa Manila và Đài Bắc, đã trả lời rằng ông vui mừng vì cả hai nước đang cố gắng để giải quyết vấn đề trên bàn thương lượng . "Cả Philippines và Đài Loan là những "người bạn" lâu đời của Mỹ. Philippines là một đồng minh chiến lược của Mỹ, Đài Loan là một đối tác. Trong mọi trường hợp, chúng ta biết rằng mọi thứ sẽ được giải quyết thông qua đàm phán", Thomas đưa ra bình luận vào ngày 16/5.