|
Nghề dệt thổ cẩm của người H’Mông đang rất thịnh hành ở vùng rừng núi Giang Hanh - Krông Bông. |
Với nghề thổ cẩm, mỗi dân tộc có kiểu dệt truyền thống riêng được thể hiện bằng các hoa văn trên vải và các loại sản phẩm.
Những hoa văn trên sản phẩm dệt thổ cẩm đặc trưng riêng cho từng dân tộc, cho mỗi vùng dân cư ở địa phương.
Nghề dệt thổ cẩm đã phát triển từ lâu đọi, tuy đây là một nghề truyền thống cần được lưu truyền rộng rãi, nhưng do nhiều tác động khách quan và nếp sinh hoạt thay đổi, tại một số vùng, nghề này đang ngày càng bị mai một.
Rất nhiều phụ nữ có tay nghề dệt thổ cẩm khá điêu luyện nhưng cũng đã bọ để rồi lo việc nương rẫy và kinh doanh buôn bán có thu nhập cao hơn.
Rất nhiều người dân trên địa bàn tỉnh đắk Lắk dùng đồ thổ cẩm truyền thống. Thực chất với nghề dệt thổ cẩm này cần nhiều yếu tố tác động tới mới có thể thành công, không chỉ riêng có tay nghề cao là đủ, nó cũng đòi họi người làm ra sản phẩm phải thật kiên trì, nhẫn nại, đồng thời phải có một thị trường đầu ra vững mạnh, sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, hơn nữa phải có sự hỗ trợ đắc lực từ chính quyền địa phương….
Những năm gần đây, các cơ quan ban ngành rất quan tâm đến việc khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Riêng tỉnh đắk Lắk đã tạo điều kiện cho bà con dân tộc khôi phục lại các khung dệt và khuyến khích họ sử dụng các đồ dùng làm bằng hàng đệt thổ cẩm địa phương.
Các huyện, thành phố trong tỉnh đã tập hợp những nghệ nhân, những chị em giọi nghề dệt thổ cẩm để truyền dạy cho lớp trẻ trong các buôn, làng.
Các huyện Buôn đôn, Ea Súp, Cư M’gar, Krông Buk, Ea H’leo, Lắk, Krông Ana và Krông Păk.. đã tổ chức được nhiều tổ, nhóm dạy dệt thổ cẩm cho những chị em thanh niên dân tộc trong từng thôn, buôn.
Tại các phưọng Ea Tam và xã Ea Kao (TP Buôn Ma Thuột) đã tổ chức được hợp tác xã dệt thổ cẩm, thu hút được từ 30 đến trên 40 chị em người Ê đê tham gia sản xuất các mặt hàng dệt thổ cẩm.
đặc biệt, buôn K M'rông A, xã Ea Tu (TP Buôn Ma Thuột) đã có 70% số gia đình bà con dân tộc dệt thổ cẩm. Trong đó, mỗi gia đình có 1-2 khung cửi và thưọng xuyên có 2-3 phụ nữ dệt thổ cẩm.
Ngoài việc dệt những sản phẩm thông thưọng dùng trong gia đình, chị em còn sản xuất ra nhiều loại sản phẩm đẹp, có chất lượng cao như túi xách, khăn trải bàn, tấm nệm, vải trang trí dùng trong các nhà hàng, khách sạn…
Sản xuất được nhiều sản phẩm dệt thổ cẩm có chất lượng cao, bà con đã đem trao đổi buôn bán trong cộng đồng dân cư và bán cho khách tham quan, du lịch. Gần đây, sản phẩm dệt thổ cẩm của bà con dân tộc Ê đê còn được mang đi bán tại đà Lạt (Lâm đồng), Nha Trang (Khánh Hoà) và TP Hồ Chí Minh phục vụ khách du lịch.
Từ năm 2005 trở lại đây, các huyện, thành phố trong tỉnh đã tổ chức được nhiều cuộc thi dệt thổ cẩm dân tộc, thu hút đông đảo nghệ nhân tham gia.
Qua các cuộc thi và trưng bày những sản phẩm dệt thổ cẩm, các huyện, thành phố đã chọn được một số mặt hàng đẹp đặc sắc, tiêu biểu cho từng dân tộc Tây Nguyên để phát triển với số lượng lớn phục vụ nhu cầu sử dụng của đia phương.
Một sạp chuyên bán đồ thổ cẩm truyền thống ở Krông Bông - đắk Lắk. Cũng qua những cuộc thi và hội chợ triễn lãm, địa phương đã tập hợp được nhiều nghệ nhân người dân tộc cùng tham gia mở các lớp, các tổ nhóm dạy nghề dệt thổ cẩm cho thanh niên, đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động nữ vùng nông thôn.
thời gian qua, trường cao đẳng đào tạo nghề thanh niên dân tộc đắk Lắk đã mở nhiều lớp dạy nghề dệt thổ cẩm tại các xã vùng sâu của các huyện Buôn đôn, Ea H’leo, Lắk và TP Buôn Ma Thuột với thời gian học 6 tháng.
Sau khi học xong các lớp dạy nghề, nhà trường cho các học viên vay tiền (với thời hạn trả nợ trong 3 năm) để mở cơ sở dệt thổ cẩm nhằm tạo thêm thu nhập cho gia đình.
Hiện nay, mặc dù mọi vấn đề đều bị thương mại hóa, nhưng những ngành nghề, bản sắc văn hóa truyền thống cần phải được giữ gìn và tôn vinh, đây cũng là nét ưu việt góp phần tô thêm vẻ đẹp cho văn hóa Việt Nam.
Hải Dương - Tiên Tri