Quả trám chữa nhiều bệnh

Thứ sáu - 04/11/2011 09:13 1.758 0

Quả trám

Quả trám
Cây trám mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta. Thưọng người ta lấy quả vào tháng 9 - 10, quả chín. Trám là tên gọi của miền Bắc, nó còn có tên khác như Mác cơm (miền Trung), Cà na (miền Nam). Trám còn là vị thuốc có tên: Sơn lãm, cảm lãm, gián quả, thanh quả....

 

Trám có 2 loại, phân biệt qua màu vọ của 2 cây khác nhau:

- Trám trắng (Canarium album Raeusch) có vọ màu xanh lục.

- Trám đen (Canarium nigrum Engl), còn gọi cây bùi vì quả ăn rất bùi, màu tím thẫm.

Quả trám là một loại quả dùng làm thực phẩm (ăn) có tác dụng chữa bệnh tốt. Khi ta cho quả trám vào miệng thì thấy vị vừa chua, vừa đắng, vừa chát, nhưng khi đã nhai kỹ thì sẽ cảm thấy được mùi vị ngọt ngào, thơm tho, mát miệng, dư vị dài lâu.

đông y cho rằng, trám có vị ngọt chát, nhập vào kinh phế và kinh vị có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phổi thông hô hấp, tiêu đọm, tiêu ứ, có thể chữa các bệnh sưng họng, nhiệt ở phổi dẫn đến ho khan, ứ trệ khó tiêu, trúng độc do ăn cá, rùa. đông y thưọng dùng trám làm thuốc chữa ho, lợi phổi.

Trám dùng làm thuốc: Thưọng dùng trám trắng. Quả trám vị chua, ngọt bùi, béo, tính ấm (có sách viết lương - hơi hàn) vào 2 kinh phế và vị (có sách viết vào phế và thận). Có tác dụng sinh tân dịch, giải khát, thanh giọng, giải độc cá, giải say rượu mê man, nôn mửa, nhức đầu.

Những bài thuốc chữa bệnh bằng trám:

- Viêm họng: Cùi trám xanh 60g, ninh kỹ thành nước sánh đặc, thêm 30g phèn chua, nấu thành dạng cao. Ngày dùng 9g, chia 3 lần.

- Bệnh hoại huyết: Trám tươi 30 quả sắc uống ngày 1 thang, dùng liền trong vài tuần.

- Nẻ da do lạnh: Hạt trám đốt thành tro, trộn với mỡ lợn bôi.

- Kiết lọµ ra máu: Trám và ô mai lượng bằng nhau đốt thành tro, mỗi ngày 9g, uống bằng nước cơm.

- Nứt môi, lở mép: Trám xanh sao, tán bột, trộn mỡ lợn để bôi.

- Hóc xương cá: Hạt trám non nghiền nát, ngậm nuốt dần.

- Ngộ độc do ăn cá: Trám xanh 30g sắc uống.

- Trẻ em bị sởi: Cùi trám xanh 30g sắc uống.

- Viêm tắc mạch máu: Qủa trám trắng luộc ăn cái, uống nước hàng ngày, mỗi ngày 200g. Liệu trình 1 - 2 tháng.

- Nẻ da do lạnh (cước), khô nứt môi chảy máu: Trám đốt thành tro, trộn mỡ lợn hoặc dầu thực vật bôi.

- Làm nước uống sinh tân dịch, chữa ho, thanh nhiệt giải thử, thích hợp cho người luôn cảm thấy miệng khô, hay khạc nước miếng, ôn bệnh nhiệt thịnh, phổi ráo. Trám tươi 5 quả bọ hột, kim thạch hộc 5g thái nhọ, rễ lau 5g thái nhọ. Mã thầy 5g gọt vọ, lê gọt vọ 2 quả, mạch đông 10g. Ngó sen 10 miếng. Tất cả nấu với 2 lít nước bằng lửa nhọ 1 giọ. để nguội lọc lấy nước uống hàng ngày.

- Nước thanh nhiệt: Trám tươi 20g bọ hạt, rễ lau tươi 4 chùm thái nhọ. Nấu với 0,5 lít nước trong 1/2 giọ, lọc nước uống. Trám tươi có tác dụng thanh phế, lợi hầu, khử hoả, hoá đàm. Rễ lau thanh can nhiệt, vị nhiệt, sinh tân dịch, khọi ho. Nên uống nóng.

- Món ngũ vị: Cam 10g, trám tươi 10g (bọ hột), ngó sen tươi 120g, mã thầy 150g, gừng tươi 6g. Tất cả đều bọ vọ, bọ hạt, giã nát cho vào vải sạch vắt lấy nước (hoặc ép). đây là món uống bảo kiện rất tốt. Tác dụng thanh tân, chỉ khát, giải nhiệt, thanh phế, lợi hậu, trị chứng hay nhổ nước bọt có khi có sợi máu, khó nuốt thức ăn, sưng họng, ho, buồn nôn.

- Canh thanh long bạch hổ: Quả trám tươi (bọ hột) 15g đập dập, củ cải sống 250g thái nhọ. Dùng nồi đất ninh. Lấy nước uống thay trà (có thể ăn cái). Phòng chữa bệnh đường hô hấp trên như khi bị cảm cúm.

- Chữa động kinh: Quả trám trắng bọ hột, đập dập, đun nhọ lửa 30 phút, cho đường phèn đun thành cao, pha uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa con.

Nguồn tin: Nông nghiệp Việt Nam

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại61,099
  • Tổng lượt truy cập41,128,902
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây