Cá chép, vị thuốc quý

Thứ sáu - 04/11/2011 09:12 1.368 0

Cá chép

Cá chép
Lý ngư là tên thuốc của cá chép trong y học cổ truyền. Thịt cá, vây cá và mặt cá đều là những vị thuốc quý. Cá chép thịt dày và béo, ít xương dăm, thớ thịt trắng mịn, mùi vị thơm ngon…Không những là món ăn ngon mà cá chép còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng chữa trị bệnh tốt, đặc biệt là các bệnh phụ nữ.

Trong Cương mục y học Trung Quốc thời Lý có ghi: "Cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng tiểu tiện, cho nên có thể chữa được bệnh khi kết lạnh, nướng lên thì hoả hoá, có phát phong hàn, bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hoá, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy".

Cá chép trong dân gian Trung Quốc thưọng được gọi là "Ích mẫu hà tiêu" (Thuốc tiên chữa bệnh phụ khoa) vì nó có tác dụng nổi bật trong lĩnh vực này. Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét…là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.

Một số món ăn bài thuốc từ cá chép:

* Cá chép hầm gạo nếp: Có tác dụng an thai, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mọi mệt, thiếu máu, lợi sữa. Cá chép một con 250g, gừng một lát, gạo nếp 200g. Cá luộc chín tẩm rượu rồi cho táo gừng vào cháo nhừ.

* Canh cá chép với táo: Kiện tỳ, dưỡng huyết, trợ thai sinh trưởng. Cá chép một con 500g, đại táo 40g. Cá làm sạch cho táo, cho ít muối vào nấu chín. đ‚n cả và uống dần nước canh. đ‚n tuần một lần, liên tục 2 - 3 lần.

* Cá chép nấu canh đậu đọ (hạt nhọ): An thai bổ máu, lợi tiểu tiêu thũng. Cá chép để nguyên vảy một con 500g, nấu cùng 150g đậu đọ cho nhừ để ăn cái và nước.

* Cháo cá chép đậu xị: Có tác dụng an thai, lợi tiểu, kiện tỳ, dưỡng vị. Cá chép một con 500g, đậu xị 10g, hành 2 cây, gạo nếp 200g. Luộc cá lấy nước, cá bọ xương, nấu cháo. Cháo nhừ cho đậu xị, hành, nấu sôi lại, chia 2 lần để ăn.

* Cá chép, a giao chữa động thai: Cá chép một con 500g, a giao (sao) 20g, gạo nếp 100g, nước vừa đủ, nấu cháo gần chín cho gừng, vọ quýt, muối. đ‚n liền một tuần thì khọi.

* Cháo cá chép, rễ gai: Có tác dụng an thai chữa mọi lưng, phù thũng. Cá chép tươi 1 con (400 - 500g), rễ cây gai 15g, gạo nếp 100g, cá chép làm sạch nấu lấy nước bọ xương. Rễ gai sắc lấy nước bọ bã. Lấy nước cá, nước rễ gai nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần, một liệu trình 3 - 5 ngày.

* Cháo cá chép, hành, nghệ: Có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, lợi sữa: Cá chép 1 con 500g, gạo tẻ 100g, 2 cây hành, bột nghệ, rượu vang, gia vị. Cá chép làm sạch ướp rượu, bột nghệ, rồi luộc chín lóc bọ xương lấy lạc và nước. Nấu cháo nhừ mới cho nước luộc cá, hành, gia vị vào, nấu sôi lại. đ‚n vào buổi sáng và tối (trong Bản thảo cương mục không dùng nghệ mà lại dùng gừng và trần bì).

* Canh cá chép, đẳng sâm, hoàng kỳ: Bổ tỳ, kiện vị, lợi tiểu, tiêu phù, an thai, lợi sữa. Cá chép 1 con 500g làm sạch, đẳng sâm 15g, hoàng kỳ 50g, cho vào túi rồi cùng cá nấu canh (để lửa nhọ, lâu cho nhừ).

* Canh cá chép, bạch truật: Kiện tỳ, lợi thuọ·, dưỡng huyết, an thai. Cá chép một con 500g, bạch truật 15g, phục linh 15g, đương quy, bạch thược, gừng tươi mỗi thứ 10g. Cá chép đánh vảy bọ ruột, mang. Các vị thuốc bọ vào túi vải, cùng nước 1.500ml, cá nấu chín. đ‚n cá uống canh.

* Canh cá chép đen: Kiện tỳ, thảm thấp, lợi tiểu, hết phù, an thai. Cá chép đen 1 con khoảng 500g, xích tiểu đậu 100g, bạch truật 20g, tang bạch bì 15g, trần bì 10g, hành hoa 3 cây. Cá chép làm sạch. Trước hết nấu xích tiểu đậu với 2 lít nước cho nở. Các vị thuốc khác cho vào túi vải rồi cho cá cùng vào nồi có đậu, ninh đến khi đậu nhừ thì cho hành, không cho muối. đ‚n cá trước rồi ăn đậu, sau uống canh, ngày 3 lần thì hết.

* Canh cá chép đỗ trọng: Ôn dương, bổ thận, lợi tiểu, tiêu thũng, chữa phù, đau lưng. đuôi cá chép to 500g, đỗ trọng 30g, câu kọ· tử 30g, can khương (gừng khô) 10g. Cá chép làm sạch nấu chung với túi bọ 3 vị thuốc. Hầm một giọ chia 2 lần ăn trong ngày cả cá và nước (bọ bã thuốc), cũng có thể ăn hàng ngày hoặc cách ngày. đ‚n 5 - 7 lần liền, nghỉ một thời gian rồi dùng tiếp.

Dưỡng thai: Cá chép 300 - 400g. Luộc ăn trong 1 - 3 tháng. Có tác dụng dễ đẻ và con sanh ra thông minh, khoẻ mạnh, hồng hào.

Thông sữa, bổ huyết: Cá chép đốt tồn tính, tán bột mịn, uống mỗi lần 10g, ngày 2 lần.

Chữa liệt dương: Mật cá chép (1cái), gan gà trống 1 cái, nghiền nát, ngâm trong 500ml rượu trắng; 5 - 7 ngày, càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần. Lần 30ml. Hoặc mật cá chép 1 cái, trứng chim sẻ (1 quả), mật gà trống (1 cái), làm viên uống).

Chữa rong kinh, rong huyết khi có thai: Vây cá chép (nửa bát), rang cháy đen cùng lá ngải cứu và rễ cây gai (mỗi thứ một nắm), nghiền nát, sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng trong 3 ngày liên tục.

Chữa băng huyết (chảy máu tử cung): Vây cá chép (200g), cắt nhọ, sắc nhọ lửa với nước rồi cô đến khi thành cao đặc. Ngày uống 40 - 60g cao với rượu hâm nóng, chia làm 2 lần.

Nguồn tin: Nông nghiệp Việt Nam

 Tags: cá chép
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại61,132
  • Tổng lượt truy cập41,128,935
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây