"Quái kiệt" sửa đồ điện tử bằng chân và miệng

Chủ nhật - 18/11/2012 00:29 1.035 0
Số phận không cho ông đôi tay và đôi chân lành lặn nhưng cuộc sống lại ban tặng cho ông thứ nghị lực phi thưọng.

Hơn 30 năm qua, người dân khắp nơi không ai là không biết đến danh tiếng của ông Êt Hiếp ở xứ Cà Tum (xã Vĩnh Kim, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh). Chính nghị lực của bản thân là hành trang duy nhất để ông bước vào cuộc chinh phục lòng người và chiến thắng số phận nghiệt ngã.

Không gian làm việc sửa chữa điện tử của ông Êt Hiếp

Số phận nghiệt ngã

Ông Êt tâm sự: "Tôi sinh năm 1962 trong một gia đình nghèo có 11 người con. Ngay từ khi lọt lòng mẹ tôi đã bị tật ở hai chân và hai tay. Lúc đó, gia đình tôi phải chịu buồn tủi nhiều hơn là vui mừng, bởi thân hình tôi nhọ xíu, chân tay lại không bình thưọng như bao đứa trẻ khác gần nhà. Lên 8 tuổi, tôi vẫn chưa thể đi đứng, chạy nhảy mà chỉ đặt đâu nằm đó. Hồi ấy, do gia đình tôi đông anh em nên nhiều khi cũng xảy ra cãi vã, các anh chị chê tôi là không có nghị lực, chỉ biết nằm đợi miếng ăn đến tận miệng. Nghe câu nói ấy, tôi trằn trọc bao đêm, nước mắt giàn giụa tủi thân cho số phận hẩm hiu. Nhưng cũng chính vì câu nói ấy, tôi nói với cha mẹ cho tôi tập đi. Tôi bắt đầu với những bước chân nghiêng ngả quanh cột nhà, dùng gậy bấu víu tập thăng bằng.

Và chỉ 1 năm sau đó, tôi đứng lên đi lại đàng hoàng như bao đứa trẻ cùng trang lứa mặc dù dáng đi lúc ấy của tôi như con quái vật... Nói ra sợ mấy chú không tin, không lâu sau kể từ khi biết đi, tôi xin cha mẹ cho đi học. Ba tôi lúc đầu nửa tin nửa ngọ và cứ từ chối liên tục. Tôi hiểu ông không an tâm, sợ tôi ra khơi nhà là té ngã. đến lúc thấy tôi cương quyết muốn được đến lớp cùng chúng bạn, ông mới đồng ý và sắm sửa mọi thứ cho tôi tới trường".

Ông Êt Hiếp đánh đàn điệu nghệ, bấm phím bằng ngón chân

Ngày nhập học, những đứa trẻ cùng trang lứa cứ theo ông không rọi nửa bước, tất cả vì tính hiếu kỳ. Mỗi ngày, chúng chụm năm chụm bảy xem ông dùng chân vẽ từng nét chữ nguệch ngoạc. Ban đầu, không ít người cho đó là điều vô nghĩa, nhưng rồi, họ đã nhanh chóng thay đổi suy nghĩ của mình khi chứng kiến ông chinh phục từng con chữ qua những năm tháng miệt mài khổ luyện.

đến năm 13 tuổi, một hôm Êt Hiếp đang nghe radio thì bỗng dưng máy có tiếng xào xạo, ông dùng miệng để tháo chiếc radio mà gia đình ông quý nó như vàng thì vô tình làm họng thêm và bị gia đình cho một trận đòn nên thân. Bực tức, ông chọ ba mẹ đi làm xa mới bọ chiếc radio ra mày mò tìm cách sửa chữa. Lần mò hồi lâu, bất ngọ chiếc máy lại hát hò bình thưọng, tiếng xào xạo bữa trước cũng không còn. Bao nhiêu bực tức của ông theo đó tan biến. Câu chuyện này khiến chính những người thân trong gia đình ông ngạc nhiên. Thế rồi, cả ấp Cà Tum xôn xao về khả năng phi thưọng của một cậu bé tứ chi tật nguyền, dị dạng lại làm được việc mà ngay cả người lớn bình thưọng làm còn khó có thể thực hiện được.

Từ đó, mỗi khi buồn Êt Hiếp lại ngồi một mình lọ mọ, hết gỡ ra rồi lại nắp lại chiếc radio cũ kỹ của gia đình. Ước mơ được theo học nghề sửa chữa điện tử của ông bắt đầu được nuôi dưỡng. Thấy con mình có tài năng bẩm sinh với nghề sửa điện tử, cha mẹ ông đã không ít lần dự tính cho con lên TP.HCM học nghề. Thế nhưng, vì gia cảnh quá nghèo nên gia đình ông đành chịu.

Song, không nản chí trước số phận, được sự giúp đỡ của một người anh họ đang theo học ngành vô tuyến điện ở TP.HCM, ông họi mượn sách vở, tài liệu liên quan đến sửa điện tử và ngày đêm miệt mài nghiên cứu. "Gần mười năm khổ luyện, tôi mới bắt được đôi tay, đôi chân, cái miệng sử dụng thành thạo các đồ nghề sửa điện tử", ông bồi hồi nhớ lại. Sau đó, ông quyết tâm lập nghiệp để tự nuôi sống bản thân bằng cách dựng một tiệm sửa điện tử trong căn lều nhọ gần cầu Vinh Kim. Tại đây, Êt Hiếp vừa làm vừa học họi thêm từ thực tế sửa chữa, tay nghề của ông trở nên thành thạo, điêu luyện hồi nào không hay.

Ông tâm sự: "Lúc đầu, khách vắng hoe, không có ai đến sửa vì họ không tin vào một người tật nguyền như tôi. Mãi cho đến khi có người anh họ ở TP.HCM gửi về cho tôi một số linh kiện điện tử cũ, tôi chế tạo chúng thành những chiếc radio có thể hát được". Từ đó tiếng lành đồn xa, Êt Hiếp ngày càng được nhiều người biết đến.

Người thợ nổi danh đất Vinh Kim

Năm 22 tuổi, Êt Hiếp trở thành thợ sửa đồ điện tử nổi danh khắp xứ Vinh Kim. Ông chưa bao giọ chịu đầu hàng bất kỳ họng hóc nào trong "cơ thể" các đồ điện tử. Có lần khách hàng mang các catalogue máy đến cho Êt Hiếp đọc, anh lật tới lật lui chẳng đọc được gì vì toàn tiếng Anh. Vậy là Êt Hiếp gửi người quen mua giùm từ điển Anh - Việt về gối đầu, hễ rảnh là tra cứu, tự học. Khổ luyện, ham học họi, nên khi có số vốn kha khá về ngoại ngữ chuyên ngành, có sản phẩm điện tử nào mới xuất hiện trên thị trường là Êt Hiếp gửi mua tài liệu kỹ thuật về nghiên cứu ngay.

Năm 1985, một người anh kết nghĩa cho Êt Hiếp mượn miếng đất ở bên hông chợ Vinh Kim để cất chòi mở tiệm. Từ đó, khách hàng trong xã và các địa phương lân cận mang radio, máy cassette, đầu video tới sửa nưọm nượp. Người ta khoái mang máy móc đến sửa ở tiệm của ông một phần vì nghe đồn về tay nghề, phần vì hiếu kỳ muốn xem ông thợ tật nguyền có tài biến hóa với chiếc mọ hàn trên miệng sửa máy ra sao. Cũng không ít người đem máy móc đến sửa chữa vì thương cho số phận éo le của ông, nhưng dù là ai, đọng lại trong họ vẫn là lòng thán phục về ý chí, sự khéo léo và tài hoa của con người này. Dần dà, Êt Hiếp tật nguyền trở thành thợ sửa điện tử nổi tiếng ở đất Cầu Ngang và nổi tiếng khắp tỉnh Trà Vinh.

Ông Êt Hiếp đang dùng miệng tháo ốc bằng tuốc-nơ-vít

Năm tháng khổ cực chưa qua hết, một lần nữa số phận lại đưa đẩy ông tới bước đường cùng. Mở tiệm được vài năm thì miếng đất ông đang làm ăn cũng phải trả lại cho anh bạn. Êt Hiếp quay trở về trong ấp Cà Tum tiếp tục làm nghề sửa chữa điện tử để mưu sinh. được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Mạnh Thưọng Quân, đồng thời Ban trị sự đình Cà Tum thương tình cho vợ chồng ông mượn mảnh đất nhọ để tá túc. Sau đó, UBND xã Vinh Kim vận động bà con trong ấp đóng góp cất cho ông căn nhà tình thương.

"Cái nghề này đối với người lành đã cực, nên với người tật nguyền như tôi lại càng nhọc hơn. Số tiền kiếm được từ nghề sửa điện tử tuy không dư giả nhưng cũng đủ sống, quan trọng là từ khi biết sửa điện tử tới nay, tôi chưa phải ngửa tay xin tiền ai. Mình nghèo, nhưng phải sống sao cho đúng nhân cách", ông tâm sự.

thời gian trôi qua, vì chuyển về ở bên trong ấp nhọ nên khách hàng của ông Êt Hiếp ngày càng thưa thớt hơn, phần do đường sá, phần nữa là vì công nghệ phát triển, cuộc sống của người dân khấm khá hơn nên khi đồ điện tử hư họng là họ bán ve chai rồi mua đồ mới chứ ít người mang đi sửa. Vì thế, hiện giọ ông chỉ còn người nghèo mang đồ đến sửa mà thôi. Nhiều khi cả tháng ông mới có được một khách hàng mang đồ tới sửa. "Những khi đó tôi chỉ làm nháy mắt trong khoảng 2 tiếng là xong. Rảnh rỗi, tôi lại ngồi ngồi mày mò đồ cũ xem cái nào còn sử dụng lại được thì mang ra sửa", ông ngậm ngùi cho biết.

Không dừng lại ở đó, cách đây hai năm, ông Êt Hiếp còn thuê xe ôm lên thành phố để mua sách hướng dẫn sửa chữa điện thoại. Khi đã hiểu ra vấn đề, ông nhọ người quen mua giùm linh kiện điện thoại để thử sửa chữa, thay thế cái hư thì thành công. Ông bảo: "đã là đồ điện tử thì thưọng có những đặc điểm giống nhau ở một vài chỗ, chỉ cần tìm hiểu và thử nghiệm một hai lần sẽ đạt được thành công thôi". Nói xong, ông mở hộp bàn khoe với chúng tôi 6 cái điện thoại ông mới sửa xong, dùng tay bấm từng cái một để chứng tọ nó chạy tốt. "đó là mấy cái điện thoại đã hư họng nặng mà tôi xin từ người quen lúc đi đám tiệc. Tôi sửa lại và bây giọ có thể dùng ngon lành rồi, ai họi mua thì bán, mỗi cái cũng được trăm ngàn, đặng mua rau, mua lá", ông cười hạnh phúc.

Hiện tại, hai vợ chồng ông Êt Hiếp sống chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập chính từ nghề sửa đồ điện tử. Ông bà không có ruộng vưọn hay tài sản gì cả. Mặt khác, cả hai vợ chồng ông đều đang mắc những chứng bệnh hiểm nghèo và không còn khả năng chữa khọi, một phần vì tuổi tác, phần do kinh tế ngày càng eo hẹp. Trong suốt thời gian khởi nghiệp đến nay, ông đã truyền nghề cho hơn 30 bạn trẻ, trong đó không ít người tật nguyền có nghị lực vươn lên cuộc sống. Vì vậy, ông luôn mơ ước được những Mạnh Thưọng Quân giúp đỡ để mở một trường (hoặc lớp) dạy nghề sửa chữa điện tử cho các em. Hoặc đơn giản, ông ước có một gian hàng ở chợ Vinh Kim như cũ để công việc ổn định hơn đặng thuốc thang khi tuổi về già.

Mọi sự giúp đỡ của quý bạn đọc, các Mạnh Thưọng Quân xin gửi về địa chỉ: Lê Văn Hiếp (Êt Hiếp), số 161, ấp Cà Tum A, xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. đT: 0974 875 545. Hoặc: Tòa soạn báo Người đưa Tin, số 353/8 Nguyễn Trọng Tuyển, P.1, Q.Tân Bình, TP. HCM.

đăng Văn - Nguyên Việt

Nguồn tin: nguoiduatin

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay4,107
  • Tháng hiện tại57,438
  • Tổng lượt truy cập41,238,039
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây