QL1A đoạn qua Phú Yên dài hơn 124 km do Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ Phú Yên quản lý. Ông Nguyễn đức Hùng - Phó trưởng phòng kỹ thuật của công ty - cho biết mặt QL1A đã bị lão hóa, phát sinh hư họng trên diện rộng như rạn nứt, lún lõm, sình lún, ổ gà... Mặt đường tuyến tránh Sông Cầu từ Km 1277+780 đến Km 1283+250 và tuyến tránh TP.Tuy Hòa từ Km 1326 đến Km 1338 mới được bàn giao, đưa vào sử dụng nhưng cũng đã bị lún võng, gây mất an toàn giao thông. Điều đáng nói là dù đường tệ nhưng phí vẫn thu.
Nỗi ám ảnh của tài xế khi đi qua QL1A đoạn qua Phú Yên - Ảnh: đức Huy |
Ông Nguyễn Thái Phú - tài xế khách đường dài - ngao ngán: "đưọng sình lún nhưng lại dùng đá vá tạm, tạo ra mặt đường gồ ghề rất dễ làm bể lốp xe. Trạm thu phí Bàn Thạch (xã Hòa Xuân Tây, H.đông Hòa) thu không thiếu một cắc, nhưng lại không đầu tư sửa chữa, làm ảnh hưởng đến xe cộ qua lại". được biết, trung bình mỗi ngày có từ 2.800 - 3.500 lượt xe qua trạm thu phí Bàn Thạch, thu về hơn 100 triệu đồng. Thế nhưng, trong năm 2011, Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ Phú Yên chỉ được phân bổ nguồn tài chính đủ để vá lấp, đảm bảo giao thông tạm thời.
Ông Nguyễn Thành Trí, Giám đốc Sở GTVT Phú Yên, cho biết Tổng cục đưọng bộ Việt Nam giao định mức cho công tác quản lý sửa chữa định kỳ 1 km quốc lộ từ 40-45 triệu đồng/năm. "Trong khi đó, tổng chiều dài quốc lộ qua Phú Yên hơn 234 km nhưng chỉ giao cho tỉnh 8 tỉ đồng. Với nguồn kinh phí phân bổ như vậy thì quốc lộ hư họng là lẽ đương nhiên, bởi nhu cầu sửa chữa quá lớn, trong khi kinh phí bảo trì đường bộ quá thấp", ông Trí nói.
đức Huy
BẠN đọŒC PHẢN Họ’I - COMMENT (11)
Tình
Còn QL1A qua địa phận tỉnh Long An cũng ổ gà, ổ voi mà mấy năm qua vẫn không thấy sửa chữa. Nghe nói thu phí sung lắm mà, còn sửa thì mất tăm vậy.
Linh
Hoan hô nhà báo đức Huy. Tui cũng dân Phú Yên đây, mỗi lần lấy xe máy ra đi phải xem trọi sáng chưa hoặc trọi đã tối chưa không thôi nhào xuống ổ gà thì chỉ có nước toi mạng thôi. Mấy bác cũng thông cảm cho mấy a quản lý giao thông đầu ngành chứ, mấy bác đó có khi nào đi xe máy qua mấy đoạn đường đó đâu mà biết. Dẫu biết rằng tiền mình đóng nhưng có sửa hay không cũng tùy vào mấy bác ở tỉnh ấy chứ còn dân mình đi thấy ổ gà thì né không né thì chết chứ có ảnh hưởng tới ai đâu. Kinh phí làm đường thì kêu ít. Thật ra ít thật vì chi tiêu 8tọ·/năm thật ra chi phí cho việc tu bổ sửa chữa có hết số tiền đó hay không hay là chỉ còn 1/2, vậy thử bà con nghĩ xem chất lượng đường có tốt được không.
Bạn đọc
đưọng xá thế này mà bảo đóng phí thì sẽ an toàn hơn, thoải mái hơn... Sao không "chi" cho tỉnh làm đường mà cứ "thu" nhỉ, bộ giao thông?
Công Dân
Tiền làm đường thì đắt nhất thế giới nhưng chất lượng lại thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Số tiền thất thoát trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông ở nước ta quá lớn. Làm đường phải có bảo hành, nếu hư họng, xuống cấp phải có người chịu trách nhiệm sửa chữa đền bù cho nhà nước. Chứ như bây giọ thì... HÃ’A CẢ LÀNG! Cuối cùng thì nhân dân lại phải oằn lưng tiếp tục nộp thuế, nộp phí để đáp ứng cho cái túi không đáy này !?
MINH TRÃ
NÊN TẬP TRUNG NGUọ’N THU PHà Tọª CÃC TRẠM DÀNH CHO DUY TU BẢO DƯọ NG. Hiện nay các tuyến đường quốc lộ đều do Bộ giao thông vận tải quản lý từ khâu làm mới đến khi duy tu sửa chửa , các địa phương không có thẩm quyền trong vấn đề nâng cấp mở rộng hay duy tu sửa chửa. Hệ thống bộ máy quản lý đường quốc lộ rất cồng kềnh, Bộ giao thông vận tải giao cho Tổng cục quản lý đường bộ chỉ đạo chung trong cả nước , dưới đó phân từng khu vực có Khu quản lý đường bộ trực tiếp quản lý gồm nhiều tỉnh , dưới khu quản lý có các công ty quản lý sửa chữa đường bộ trực thuộc chịu trách nhiệm quản lý sửa chữa tuyến đường quốc lộ . Như tại khu vực miền trung và tây nguyên có Khu quản lý đường bộ khu 5 quản lý , riêng 2 tỉnh Đăklăk và Đăknông có Công ty quản lý đường bộ Đăklăk chịu trách nhiệm quản lý duy tu sửa chữa. Những năm qua trên tuyến đường quốc lộ 14 chỉ có đoạn đường trên 350km có đến 7 trạm thu phí , tiền thu phí qua trạm rất nhiều ,nhưng Tổng cục đường bộ VN để dành cho duy tu sửa chữa không được bao nhiêu , tuyến đường quốc lộ 14 xuống cấp nghiêm trọng phóng viên báo đài phản ánh liên tục nhưng cũng không được khắc phục. đối với tỉnh Phú yên có tiến bộ hơn, Tổng cục đường bộ Việt nam phân cấp cho Công ty quản lý sửa chữa đường bộ của tỉnh được phép duy tu sửa chữa hàng năm, nguồn kinh phí sửa chữa được trích một phần nhọ trong tổng thu của trạm thu phi các đầu xe khi đi ngang qua tỉnh Phú Yên. Qua định mức tính toán cho phép sửa chữa định kỳ 1km/năm chỉ từ 40 đến 50 triệu đồng quá thấp . Như vậy làm sao Sở giao thông vận tải của tỉnh Phú Yên có thể khắc phục được việc xuống cấp nghiêm trọng của đoạn đường này, phải quản lý sửa chữa trên 234km quốc lộ 1a. Theo nguyên tắc tiền thu phí của trạm thu phí thu ở đoạn đường nào phải được tập trung để dành toàn bộ để duy tu sửa chữa ở đoạn đường đó , nếu không đáp ứng được cần thiết ngân sách nhà nước phải hỗ trợ thêm. đề nghị Tổng cục đường bộ Việt Nam để dành toàn bộ khoản thu phí đã thu được của trạm thu phí của tỉnh Phú Yên tạo điều kiện cho cho công ty quản lý sửa chữa có nguồn kinh phí để khắc phục sửa chữa kịp thời đoạn đường quốc lộ đã được phân cấp cho địa phương. Tổng cục đường bộ VN cần sớm phân cấp cho các địa phương quản lý các tuyến đường quốc lộ đi ngang qua địa phương, chủ động trong việc sửa chữa khắc phục kịp thời các đoạn đường quốc lộ bị xuống cấp , từ nguồn thu phí của các trạm đặt ở địa phương mình. MINH TRÃ
Vu, Vinh Long
Từ câu chuyện này, theo tôi, đường quốc lộ hầu hết được xây từ nguồn ngân sách nhà nước, nghĩa là nguồn thu thuế từ sự đóng góp của nhân dân. Nếu là tiền từ viện trợ nước ngoài thì cũng do ngân sách nhà nước chi trả. Như vậy chỉ cần thu thuế là đủ. Các dịch vụ công của nhà nước như đường xá, cầu, công viên, công an nhân dân, truyền thanh, truyền hình, bệnh viện, trường học... phải miễn phí cho nhân dân.
van hoa to
Quốc lộ bị băm nát, phí vẫn thu ( QL1A -đoạn qua Phú Yên) Qua bài Báo phản ánh thực trạng , cũng như các ý kiến đóng góp của bạn đọc. Chúng ta , những người dân phải tự lên tiếng với các bất công,bất hợp lý ....như trên. Thu phí đủ loại ,đè lên cái khắc khổ của người dân, doanh nghiệp....tiền thu phí sẽ "chảy vào đâu " , đầu tư ở chỗ nào .....thanh tra ra sao ....... VD : Giống như cái ung nhọt lâu ngày đổ bể : Vinasin , EVN, PVN........hàng trăn ngàn tọ· vnd ra đi một cánh thầm lặng.
trần dân, tuy hòa
Toàn những người nói theo chứ đã thấy ai thu, ai nộp bao giọ đâu mà kêu phí. Trạm thu là thu của cái khác, còn chuyện đường xấu thì phải họi mấy doanh nghiệp vận tải, đường làm cho xe 30 tấn các ông ấy chở 50-60 tấn thì đường nào chịu nổi, hư thế là còn ít đó với lại ông Bộ Công thương cho nhập những xe khủng thế kia thì đương nào, cầu nào chịu được. Các ông phải thông cảm với ông Thăng chớ.
Ngọc Yến
Câu chuyện Vui nhất về Thu phí đưọng Bộ !! - Mỗi ngày trạm thu phí đường bộ này THU HÆ N 100 TRIọ†U đọ’NG mỗi ngày nhưng Tổng Cục đưọng Bộ Việt Nam định mức cho công tác QUẢN Là Sọ¬A CHọ®A đỊNH Kọ² 40-45 TRIọ†U/Nđ‚M/1 Km. - Ông Giám đốc GTVT Phú Yên có động thái gì vì lợi ích của người dân chưa? vì đường xá là của dân - Thuế thu cũng của dân. Vậy tại sao đường xá....... phải thông qua báo chí thì dân cả nước mới biết. - Những vị lãnh đạo do dân tín nhiệm có trách nhiệm gì khi tính mạng cũng như vật chất của người dân đang bị đe dọa bởi: ọ” voi.. ổ gà???
Văn Anh
Tôi là người dân Phú Yên đây. Báo nói đúng lắm, đường qua địa phận Phú Yên ổ voi ổ gà thì khọi phải nói, đường mới mà lòi lõm kinh lắm. hơn nữa ở xã tôi (xã Hòa đồng ) , người ta còn vá đường nhựa bằng cát chứ không phải là đá, mỗi lần về quê là thấy nản lòng. đi với bạn bè thì toàn nghe chuyện hối lộ, chung chi ... không phải là chuyện một con tép, mà cả 1 nồi canh hư lắm lắm ròi... khi nào mới phát triển đây ???
dân ngu khu đen
Bởi vậy mới nói,người dân lưu thông xe trên đường phải đóng phí sửa chữa đường kể cả người đi bộ... Có như vậy nhà nước mới đủ kinh phí sửa chữa đường, sẽ và mãi ko còn nạn ổ gà, ổ chuột, ổ voi, sẽ ko còn những tai nạn giao thông đáng tiếc về các ổ nói trên, đó là trách nhiệm và bổn phận của người công dân..ok.. Nhưng đóng phí,thu phí mà đường vẫn bị băm nát,lòi lọm, ổ tùm lum thế kia .. thì làm lợi cho ai?!?