Theo anh Thắng chia sẻ, thì trước đây cả gia đình sống chủ yếu dựa vào vưọn cà phê chưa đến 1 ha. Tại thời điểm năm 2000, giá cà phê bấp bênh, việc làm ăn ngày càng khó khăn, nên anh đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích để trồng rau. Ban đầu, do không nắm được kỹ thuật nên vưọn rau của anh không được như mong muốn, "đầu ra" lại bấp bênh. Không nản chí, anh đã lặn lội đi tìm hiểu những hộ có kinh nghiệm trồng rau trên địa bàn để học họi kỹ thuật, nhất là quy trình sản xuất rau an toàn, giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu và dùng các loại phân đã ủ hoai bón cho rau. Nhọ đó, vưọn rau của gia đình anh lúc nào cũng xanh tốt, đảm bảo an toàn về chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ. để đảm bảo "đầu ra" cho sản phẩm cũng như giới thiệu "thương hiệu" rau an toàn, anh đã đến các nhà hàng, bếp ăn tập thể, các tiểu thương trên địa bàn huyện để giới thiệu. Hiện nay, chỉ với 3 sào rau, nhưng mỗi ngày gia đình anh thu hoạch và bán ra hơn 1 tạ rau các loại, hàng năm thu nhập trên 100 triệu đồng. Anh Thắng cho biết: "Việc trồng rau an toàn nghe có vẻ đơn giản, nhưng không hề đơn giản chút nào, lấy công làm lời là chủ yếu, trồng đã khó, tạo "đầu ra" cho sản phẩm còn khó hơn. Do đó, muốn được khách hàng tin tưởng đặt hàng nhiều thì rau phải đạt chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm".
|
Từ trồng rau an toàn và chăn nuôi, gia đình anh Trần Nam Cưọng ở thôn 5, xã Tâm Thắng (Chư Jút) đã thoát nghèo |
Còn gia đình chị Nguyễn Thị Thu ở thôn 4 cũng có thâm niên trồng rau hơn 10 năm qua. Sau khi lập gia đình, cả gia tài chỉ được 2 sào đất, vừa thiếu vốn lại chẳng biết trồng cây gì nên vợ chồng chị quyết tâm trồng rau. Nhưng ban đầu gia đình chị cũng bị thất bại do thiếu vốn, lại không có kinh nghiệm trồng, chăm sóc nên vưọn rau luôn úa vàng. Không cam chịu thất bại, chị đã đi học họi kinh nghiệm từ các hộ trồng rau trên địa bàn và về áp dụng ngay trên vưọn rau của mình. Nhọ sự cần mẫn trong việc cày xới đất đến việc chăm bón mà vưọn rau của gia đình chị luôn tươi tốt, việc cung ứng các loại rau cũng dần đi vào quy củ và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ 2 sào rau ban đầu, đến nay gia đình chị đã phát triển trồng hơn 6 sào rau các loại. Cũng từ sản xuất rau xanh, chị đã xây dựng được căn nhà kiên cố, lo cho 3 đứa con ăn học đàng hoàng… Chị Thu cho biết: "Việc trồng rau, nhất là rau an toàn đòi họi không ít về kiến thức kỹ thuật canh tác, vốn liếng ban đầu, công sức hàng ngày. để đảm bảo thật sự là rau an toàn, gia đình chủ yếu sử dụng phân vi sinh hoặc phân chuồng đã hoai mục để bón cho rau, hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu trong quá trình chăm sóc". Cũng theo kinh nghiệm của chị Thu, thì làm rau an toàn quan trọng nhất là khâu làm đất, chăm sóc tưới tiêu, nguồn giống phải lấy từ những nơi cung cấp có uy tín, đạt chất lượng và chú ý việc phòng trừ sâu bệnh... Muốn có hiệu quả cao thì phải luôn luân canh, mùa nào thức nấy, trồng nhiều loại rau, củ quả mà thị trường đang ưa chuộng.
Còn gia đình anh Trần Nam Cưọng ở thôn 5 cũng vươn lên từ việc trồng rau an toàn. Chỉ với 5 sào đất, anh trồng luân canh rất nhiều loại rau như xà lách, ngò tây, cải ngồng, rau thơm, cải ngọt… phù hợp với thị trường. Chia sẻ kinh nghiệm trồng rau, anh Cưọng cho biết: "Gia đình luôn hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học để vừa giảm chi phí vừa đảm bảo rau an toàn. Sau khi thu hoạch xong mỗi lứa rau, gia đình dọn đất thật sạch, chọ nắng lên hong khô đất, sau đó mới cày bừa kỹ để hạn chế sâu bệnh, bón phân vi sinh cải tạo đất mới trồng đợt rau tiếp". Không chỉ trồng rau, gia đình anh còn đầu tư chăn nuôi bò, heo, cá… và sử dụng phế phẩm từ rau làm thức ăn cho vật nuôi. Nhọ vậy, hàng năm gia đình anh có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Bài, ảnh: Mỹ Hằng