Tầm nhìn có bài viết về "
Giao thông Việt Nam có hy vọng vào chiến lược của Ngài Bộ trưởng?" nay lại được tiếp sức của Chính phủ trong bài phát biểu của Thủ tướng cũng tại hội nghị này thì vấn đề đổi mới tích cực ngành giao thông nhân dân ta có quyền hy vọng quá.
Có lẽ để thực hiện thi công một dự án đã được phê duyệt thiết nghĩ thật đơn giản là giải bài toán kinh doanh thật minh bạch mà thôi, việc thực hiện "đấu thầu" phải công bằng và minh bạch chẳng hạn,điều kiện cần và đủ để thắng thầu phải là vốn, năng lực thi công của các nhà thầu . Cái vướng mắc ở hai khâu là công tác giải phóng mặt bằng và công tác đấu thầu, hai vấn đề đang khiến cho tiến độ các dự án giao thông bị chậm trễ hoàn toàn có thể giải quyết được đó là thực hiện công khai và minh bạch, cần phải được thẩm định công bằng về điều kiện dự thầu và kết quả đấu thầu, còn việc giải phóng mặt bằng thì hoàn toàn không có gì khó cả nếu năng lực của đơn vị thắng thầu được đảm bảo thực sự cùng với chính sách,quy chế về bồi thưọng và giải phóng mặt bằng thật rõ ràng công khai.
Thực tế trong nhiều năm qua nhiều dự án giao thông quan trọng mất 2-3 năm cho công tác đấu thầu. Một câu họi tại sao ? Lâu ở khâu nào ? Vì thời gian thực hiện cũng kéo theo một hệ quả là chủ đầu tư thưọng xuyên phải xin điều chỉnh tổng mức đầu tư. "Kéo dài thời gian thì hiệu quả đầu tư thấp trong khi không đáp ứng được nhu cầu của phát triển".
Thứ hai là ngành giao thông cần xem lại vấn đề quy hoạch. Nếu quy hoạch không khoa học và không đạt được tầm nhìn chiến lược của các dự án thì việc "thực hiện quy hoạch cũng không có ý nghĩa thực và hiệu quả".Vừa làm xong dự án giao thông này đã có dự án giao thông khác vắt cheo qua "như dự án giao thông cầu vượt tại Hà Nội là ví dụ"
Thứ ba Bộ Giao thông Vận tải cần có kế hoạch và hành động trước hết là hoàn thiện thể chế để thúc đẩy tiến độ các dự án giao thông nhằm khơi thông nguồn lực đầu tư cho giao thông trong toàn xã hội, giải quyết nhanh các vướng mắc của ngành.
Chính phủ đặt mục tiêu hoàn tất 600km đường cao tốc vào năm 2015 và sẽ tăng lên 2.000km đường cao tốc vào năm 2020. Nhưng để đạt được mục tiêu này, chính ngành giao thông sẽ phải thay đổi cách làm.
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị ngành giao thông Người đứng đầu Chính phủ khẳng định sẽ có cuộc họp quan trọng với các bộ ngành liên quan để giải quyết các khó khăn vướng mắc cho một loạt dự án giao thông trọng điểm. "Quan điểm của Chính phủ là giải quyết dứt khoát các vấn đề tồn đọng để triển khai nhanh chóng và hiệu quả các dự án giao thông trọng điểm", Người dân chỉ mong rằng từ họp đến kết luận và thực hiện bản kết luận đó không quá dài và xa nữa. để làm được điều này chắc chắn không thể bọ qua tính công khai và minh bạch trong quá trình quản lý, hình thành và thực hiện các dự án nói chung và dự án trọng điểm ngành giao thông cũng không nằm ngoài quy định đó.
Lan Hương tổng hợp
Có thể khẳng định điều này , vì đã quá lâu từ thập niên 80,90 chính phủ ,các bộ đã có nhiều văn bản nghị định , thông tư hướng dẫn quy họach lộ giới các các đường quốc lộ , các địa phương đã cấm mốc lộ giới các tuyến đường quốc lộ , nhưng đến nay vẫn chưa sử dụng phần lộ giới cấm mốc này, vì chưa có nguồn kinh phí để đầu tư. Chúng ta đều biết nền kinh tế của một nước có phát triển nhanh hay không? thì vấn đề đầu tư cho giao thông cần phải ưu tiên hàng đầu .Trong thời gian qua nhà nước ta có đầu tư cho giao thông nhưng không tập trung dứt điểm , các công trình giao thông đã làm nhưng kết cấu công trình không bền vững , chất lượng công trình kém chất lượng , thi công công trình bàn giao năm trước năm sau quay lại phải tu sửa hoặc làm lại mới tốn kém ngân sách nhà nước.đây là thực tế xảy ra trong nhiều năm qua nhưng chưa được có biện pháp xử lý. để có thể đẩy nhanh tiến độ xây dựng phát triển nhanh mạng lưới giao thông trên địa bàn cả nước , chính phủ cần phân cấp rõ ràng trách nhiệm của Bộ giao thông vận tải và chính quyền các cấp từ cấp tỉnh đến cấp huyện , xã phưọng thị trấn .Trước tiên chính phủ cần ưu tiên đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ quốc lộ, vì đây là tuyến đường huyết mạch của cả nước , nhưng quan điểm đầu tư ăn chắc mặc bền , đã đầu tư đọan đường nào dứt điểm đọan đường đó theo quy họach,ưu tiên trước những nơi thưọng xuyên bị ùn tắc giao thông như đọan đường qua thành phố Biên hòa tỉnh đồng nai trên quốc lộ 1a, tuyến đường trên quốc lộ 14 từ thành phố Buôn ma thuột đến thị xã đồng xòai vv… phải tính tóan kết cấu nền đường hiệu quả đầu tư trên 30 năm, đầu tư đúng theo quy họach phân luồng hai chiều ít nhất 8 làn xe,cơ sở hạ tầng giao thông tốt đây chính là góp phần đảm bảo an tòan giao thông cho người và phương tiện tham gia lưu thông. Không nên vì không có kinh phí đầu tư mà đầu tư dàn trãi và chỉ tạm thời mở rộng nền đường thêm một chút , vì như vậy thực chất rất tốn kém phải xây dựng hệ thống rãnh thóat nước hai bên lề đường , rồi sau này làm đường đúng theo quy họach, thì lại phá dỡ tòan bộ hệ thống rãnh thóat nước hai bên lề đường đã được xây dựng , kinh phí xây dựng hệ thống rãnh thóat nước không phải nhọ, rõ ràng tốn kém lãng phí .Những năm qua thực tế việc làm đường giao thông đã diễn ra như vậy, ai cũng thấy nhưng chưa được khắc phục. Bộ giao thông vận tải cần quan tâm , nơi nào địa phương nào hòan thành công tác giải phóng mặt bằng trước thì làm trước ,điều chuyển kịp thời kinh phi đầu tư địa phương không giải phóng mặt bằng được đến địa phương làm tốt công tác này.Bộ giao thông vận tải chỉ nên làm chủ đầu tư xây dựng mới đối với các dự án giao thông trên các tuyến đường quốc lộ , sau khi hòan thành bàn giao đưa vào sử dụng nên phân cấp lại cho các địa phương có trách nhiệm bảo quản duy tu sửa chữa thưọng xuyên , gắn trách nhiệm trong việc đảm bảo an tòan giao thông đọan đường quốc lộ qua địa phương mình, có như vậy hiệu qủa quản lý nhà nước chắc chắn sẽ được nâng cao của các cấp chính quyền địa phương.