Xe buýt của công ty SMRT. Ảnh: Straits Times
Lên tiếng trước tòa, công tố viên khẳng định kiên quyết phải có hình phạt mang tính chất răn đe mặc dù tài xế Bao Feng Shan, 38 tuổi, không phải kẻ chủ mưu vụ đình công nhưng cũng không phải chỉ tham gia do bị lôi kéo.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm 3-12 đã bày tọ hi vọng Singapore xử lý hợp lý vụ việc liên quan tới các tài xế Trung Quốc. Trong cuộc họp báo, ông Hồng khẳng định Bộ Ngoại giao và đại sứ quán Trung Quốc tại Singapore sẽ tiếp tục theo sát tình hình và giữ liên lạc. Ông còn cho biết thêm, hồi cuối tuần qua các cán bộ sứ quán Trung Quốc tại Singapore đã tới thăm những tài xế bị bắt. |
Tổng cộng 171 tài xế xe buýt người Trung Quốc vẫn tiến hành biểu tình vào ngày 26-11 bằng việc không chịu báo cáo công việc và ở lì trong nhà bởi họ cho rằng họ chỉ được trả lương chưa bằng 1/4 các tài xế Malaysia làm việc ở SMRT, công ty vận tải có vốn góp từ tổng công ty quản lý vốn nhà nước Temasek.
đến hôm 27-11, khoảng một nửa số lao động nói trên vẫn tiếp tục biểu tình nhưng đám đông đã hoàn toàn giải tán vào 1 ngày sau đó. Vụ việc gây ảnh hưởng tới khoảng 5% dịch vụ xe buýt của Singapore.
Việc đình công rất hiếm xảy ra ở Singapore. Theo luật pháp quốc đảo này, những cuộc biểu tình của những người lao động trong các lĩnh vực "dịch vụ thiết yếu" như giao thông phải thông báo trước 14 ngày. Cuộc đình công gần nhất của công nhân đóng tàu diễn ra vào năm 1986 .
Những tài xế Trung Quốc bị đưa về nước hôm 1-12. Ảnh: Asia One
Tài xế Bao nằm trong số 5 người bị cáo buộc kích động vụ biểu tình. Bốn người kia sẽ phải trình diện trước tòa vào ngày 6-12 và hiện đang bị giữ tại sở cảnh sát miền trung nước này. Nếu bị kết án, bốn tài xế trên sẽ chịu mức án lên đến 1 năm tù và mức phạt tối đa 2.000 SGD (1.640 USD).
Hôm 1-12, 29 lái xe khác tham gia đình công đã bị thu hồi giấy phép lao động và bị trục xuất khọi Singapore.